Phát Triển Nhãn Hiệu Trứng Gà Tân An
Có thể thấy, mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm trứng gà hiện nay trên thị trường rất nhiều nhưng người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Không thiếu trường hợp, người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm trứng gà chất lượng thấp với giá cao.
Chính vì vậy, việc xác lập thương hiệu sản phẩm trứng gà tại địa phương sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng giúp cho người sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập.
Thực hiện Quyết định số 273/QĐ-UBND về việc ban hành “Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015”, năm 2012, UBND TX Quảng Yên đã phối hợp với Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển rau, hoa quả thực hiện dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Trứng gà Tân An” cho sản phẩm trứng gà của phường Tân An, TX Quảng Yên.
Trong quá trình triển khai dự án có 15 hộ tham gia chăn nuôi, sản xuất trứng gà, trong đó có một trang trại lớn xây dựng quy mô đạt tiêu chuẩn, thời điểm cao nhất thu được 3,5-3,6 vạn trứng/ngày. Các cơ sở tham gia dự án được tập huấn, đào tạo về kỹ thuật sản xuất, nắm được kiến thức quản lý cũng như khai thác nhãn hiệu chứng nhận và được tập huấn về kỹ năng kinh doanh.
Song song với đó, TX Quảng Yên và đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành xây dựng Quy hoạch vùng chăn nuôi gà sản xuất trứng mang thương hiệu Trứng gà Tân An; xây dựng mô hình sản xuất gà hướng trứng hiệu quả cũng thiết lập quy trình bảo quản sản phẩm.
Sau 1 năm triển khai dự án, có thể nói việc tạo lập, xây dựng và phát triển nhãn hiệu “Trứng gà Tân An” có ý nghĩa rất quan trọng đối với bà con nông dân và các chủ trang trại cũng như các hộ kinh doanh trên địa bàn. Ông Đàm Quang Nội, Trưởng khu Đồng Mát, phường Tân An, chia sẻ: “Kể từ khi thực hiện dự án bà con nông dân rất phấn khởi vì được tham gia vào các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, bảo quản trứng đảm bảo tốt hơn về an toàn chất lượng.
Nhất là từ khi nhãn hiệu trứng gà Tân An được công nhận thì sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, lợi nhuận đem lại cho các hộ chăn nuôi cũng được nâng lên, thu nhập từ sản xuất không còn bấp bênh như trước nữa”.
Được biết, từ tháng 7-2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận “Trứng gà Tân An” cho sản phẩm trứng gà của phường Tân An, TX Quảng Yên. Thời gian qua đơn vị tư vấn cũng đã phối hợp với UBND TX Quảng Yên tổ chức hội nghị liên kết các tác nhân trong ngành hàng trứng gà mang nhãn hiệu chứng nhận “Trứng gà Tân An”.
Hội nghị là hoạt động thuộc dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Trứng gà Tân An”. Hiện nay sản phẩm trứng gà Tân An đang được đơn vị tư vấn phối hợp với các cơ quan tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa sản phẩm bán tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, và Hạ Long.
Tại đây, tình hình tiêu thụ sản phẩm khá nhanh và được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng tốt cũng như giá cả phải chăng. Hy vọng trong thời gian tới sản phẩm trứng gà Tân An tiến xa hơn nữa trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Vụ khoai mỡ năm 2015, nông dân vùng Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuống giống được 413 ha. Đầu tháng 5/2015, bà con đã thu hoạch được tổng cộng 350 ha, đạt trên 70% diện tích. Khoai mỡ trúng mùa, được giá, nông dân lãi cao, rất phấn khởi.
Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.
“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.
“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.
Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.