Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng liên kết và thâm canh

Phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng liên kết và thâm canh
Publish date: Saturday. August 22nd, 2015

Với mô hình nuôi tôm thâm canh, ông Trần Văn Tỷ (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) đã có thu nhập 100 triệu đồng/ha thả nuôi. Hiện nay ông Tỷ có 1,5 ha đang nuôi tôm sú thâm canh. Ông Tỷ cho biết: “Ưu điểm của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là thời gian nuôi ngắn (từ 2,5 - 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao (80 - 100 con/m2), thu hoạch sản lượng lớn.

Tuy nhiên, nuôi loại tôm này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với tôm sú, nhất là đảm bảo nhu cầu ôxy hòa tan trong suốt quá trình nuôi. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ về ao nuôi, môi trường nước, môi trường nuôi...". Nhờ những kinh nghiệm này, ông Tỷ thu hoạch 25 tấn tôm, lãi gần 1,5 tỷ đồng/vụ nuôi năm 2014-2015 và hiện ông đang tiếp tục thả nuôi.

Nếu như trước đây, nhiều người nuôi tôm sú trong mô hình lúa - tôm kết hợp ở vùng phía Bắc huyện Hồng Dân và Phước Long, thì nay tôm sú dần được thay thế bằng con tôm càng xanh. Bởi, tôm càng xanh bán được giá khá cao, năng suất ổn định, ít bị dịch bệnh. Hiện nay diện tích nuôi tôm càng xanh ngày càng tăng. Cụ thể, huyện Hồng Dân, năm 2010 diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ có 180 ha, nhưng năm 2015 đã tăng lên trên 750 ha.

Ông Võ Văn Út, Bí thư huyện ủy Hồng Dân cho biết, để giúp nông dân trong huyện nắm bắt những kỹ thuật cần thiết áp dụng vào mô hình sản xuất lúa - tôm, ngành chức năng huyện Hồng Dân đã mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người nuôi tôm cách chọn giống, tạo nguồn thức ăn bổ sung để tôm phát triển nhanh… mang lại hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà con ở vùng chuyển đổi vẫn lo lắng về thiếu con giống và chất lượng con giống trên thị trường. Nhiều người cho rằng, cần có điểm phân phối tôm giống đạt chất lượng cho vùng chuyển đổi nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, để giúp người dân vùng chuyển đổi lúa - tôm của huyện yên tâm phát triển sản xuất, trước mỗi vụ nuôi, Phòng đều cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp giúp người dân xử lý, cải tạo môi trường; đồng thời cử cán bộ đến các trại sản xuất tôm giống để lấy mẫu xét nghiệm. Và từ kết quả xét nghiệm, đơn vị sẽ cung cấp địa chỉ sản xuất tôm giống đạt chất lượng để bà con đến mua giống về thả nuôi.

Ngành nông nghiệp Bạc Liêu khuyến cáo nhiều giải pháp để người nuôi áp dụng như: khuyến khích nông dân nuôi tôm mật độ thưa; khi nuôi phải có ao ương, ao lắng, đặc biệt là ao lắng sinh thái. Người nuôi tôm phải có trách nhiệm với cộng đồng, không bơm nước xả thải ao tôm ra ngoài kênh; tăng cường sử dụng vi sinh, nuôi tôm thân thiện với môi trường.

Đặc biệt là đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực sản xuất tôm giống, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định Luật Bảo vệ môi trường; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; cập nhật các công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hướng dẫn người nuôi áp dụng.


Related news

Nuôi gà thành tỷ phú Nuôi gà thành tỷ phú

Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.

Monday. April 27th, 2015
Trang trại kinh tế tiền tỷ Trang trại kinh tế tiền tỷ

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Monday. April 27th, 2015
Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Monday. April 27th, 2015
Cá nước lạnh “đóng băng” Cá nước lạnh “đóng băng”

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Monday. April 27th, 2015
Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Monday. April 27th, 2015