Cao Su, Hồ Tiêu Gãy Đổ Hàng Loạt

Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Lộc Ninh, thiệt hại do lốc xoáy gây ra cho người dân vào khoảng 10,5 tỷ đồng.
Đêm 5/10, trên địa bàn xã Minh Lập (huyện Chơn Thành), Quang Minh và Tân Hưng (huyện Hớn Quản), đã xảy ra những cơn mưa dông, kèm lốc xoáy khiến hàng chục ngàn cây cao su từ 10-12 năm tuổi, đang trong kỳ khai thác bị gãy đổ. Còn tại các xã Lộc Phú, Lộc Quang (huyện Lộc Ninh), mưa dông cũng khiến hàng chục ngàn nọc tiêu của người dân bị hư hại nặng.
Về cao su, ước tính có hơn 100 ha với khoảng 45.000 cây bị gãy đổ, thiệt hại khoảng 15 tỉ đồng. Trong đó, xã Minh Lập là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất, với khoảng 40ha.
Tại xã Lộc Phú, có khoảng 40.000 nọc tiêu của hơn 50 hộ dân bị gãy đổ, trong đó khoảng 15.000 nọc đang thu hoạch; 4 căn nhà của người dân bị tốc mái, 2 xưởng nguyên liệu và xưởng sản xuất của Cty TNHH MTV Chế biến cao su Phương Hậu bị hư hỏng hoàn toàn.
Xã Lộc Quang thiệt hại nhẹ hơn với khoảng 3.000 nọc tiêu của người dân bị gãy đổ. Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Lộc Ninh, thiệt hại do lốc xoáy gây ra cho người dân hai địa phương này khoảng 10,5 tỷ đồng.
Ban chỉ huy PCLB huyện Lộc Ninh đã huy động hơn 150 cán bộ chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, lực lượng Công an huyện Lộc Ninh, dân quân các xã lân cận và đoàn viên thanh niên xuống từng hộ dân bị thiệt hại để hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh thì toàn tỉnh hiện có 200 công trình thủy lợi; trong đó có 94 hồ chứa và đập dâng, 6 công trình trạm bơm, kênh tiêu, kênh tưới, hàng năm, phục vụ nước tưới cho gần 34.000 ha cây trồng các loại, gồm: 5.000 ha lúa nước hai vụ, trên 2.000 ha rau màu, 27.000 ha cà phê, hồ tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày... chiếm 54% tổng diện tích cây trồng. Trong số đó, nhiều công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả thiết thực.

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.

Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng ngày càng tiến bộ. Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc đã đạt nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc có sự tiến bộ rõ rệt.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch mì nhưng bà con nông dân như ngồi trên lửa vì mì tụt giá mạnh. Nguy cơ thua lỗ đang hiện ra trước mắt.

Chỉ vào đám ruộng giống VN121 trĩu hạt đang được máy gặt đập liên hợp xử lý, bà Huỳnh Thị B., ngụ thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) bực mình bảo: “Lúa chín, sợ đổ ngã nên tôi kêu máy ông này “cộp” cho đỡ tốn công.