Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Nuôi Bò Theo Hộ Gia Đình

Phát Triển Mô Hình Nuôi Bò Theo Hộ Gia Đình
Ngày đăng: 29/04/2014

Bò là con vật dễ nuôi và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Vì vậy, mô hình nuôi bò theo hộ gia đình tại xã Long Phước (TP.Bà Rịa) đang được coi là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi. Mô hình này là bước đột phá trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của một xã thuần nông.

Chị Mai Thị Hương, ở tổ 5, ấp Phong Phú, xã Long Phước, người có thâm niên nuôi bò hơn 10 năm nay. Ban đầu do ít vốn, gia đình chị chỉ đầu tư nuôi một bò mẹ và một bê con theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”. Đến nay, chị Hương đã duy trì được đàn bò 20 con; mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng từ tiền bán bê con và bò thịt.

Chị Hương cho biết: Nuôi bò nhốt chuồng không khó, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát… đàn bò sẽ lớn nhanh. So với làm ruộng, hay chăn nuôi các loài vật khác thì nuôi bò không vất vả bằng mà lại cho thu nhập cao. Trong quá trình nuôi, người nuôi cần chủ động phòng bệnh, đồng thời tận dụng các phụ phẩm như bắp, rơm, mía… làm thức ăn cho bò. Các loại cỏ trồng chủ yếu dành cho bò đẻ, bò vỗ béo trước khi bán cho thương lái.

Còn theo anh Lê Văn Nam, ở ấp Nam, chăn nuôi bò thực sự đem lại hiệu quả kinh tế và đang trở thành ngành sản xuất của người nông dân tại đây. Ngoài trồng lúa, trồng màu, gia đình anh Nam đã đầu tư chuồng trại để nuôi nhốt bò sinh sản, bò thịt để chăn thả khi nông nhàn.

Theo những người nuôi bò tại Long Phước, ngoài tiền thu được từ bán bò thịt, bê con còn có nguồn thu khác, đó là phân chuồng. “Với 9 con bò, cứ 2 tuần tôi thu được khoảng 20 bao phân, mỗi bao giá 20.000 đồng, bán cho người trồng tiêu và cây ăn trái”- anh Lê Văn Nam cho biết.

Thời gian qua, nhằm trang bị cho nông dân thực hiện dự án chăn nuôi bò vỗ béo, Hội Nông dân xã Long Phước đã tổ chức các lớp dạy về nuôi, phòng ngừa, trị bệnh cho bò. Những lớp tập huấn này được người dân nhiệt tình tham gia. Để khuyến khích người dân phát triển và duy trì mô hình chăn nuôi bò, UBND xã Long Phước đã phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư con giống, chuồng trại…

Vì vậy, đến thời điểm này, toàn xã Long Phước có đàn bò hơn 2.100 con, được các hộ chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng với nguồn thức ăn tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp và chăn thả khi nông nhàn. Ước tính, mỗi năm xã Long Phước cung cấp ra thị trường hàng trăm con bê và bò thịt với trị giá 25-30 triệu đồng/con. Từ việc chăn nuôi bò thịt và sinh sản, nhiều hộ dân trong xã đã có thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm từ chăn nuôi.

Nói về mô hình chăn nuôi bò theo quy mô hộ gia đình, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Phước khẳng định: “Mô hình nuôi bò chăn thả khi nông nhàn và nuôi nhốt tận dụng thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân Long Phước tìm được lời giải cho bài toán phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn giúp người chăn nuôi thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông, chuyển sang chăn nuôi tập trung”.

Nghề chăn nuôi bò tại xã Long Phước hiện nay là mô hình phù hợp với địa phương, là sự lựa chọn đúng của bà con nông dân tại đây. Đây cũng chính là cơ sở để ngành nông nghiệp của tỉnh xây dựng đề án phát triển chăn nuôi, trong đó nghề nuôi bò thịt là nghề sản xuất chính.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh, để nghề nuôi bò như mô hình mà Long Phước đang triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm tính bền vững thì ngươi chăn nuôi cần thực hiện tốt các yêu cầu về kỹ thuật. Hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào các yếu tố như con giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, tác động của môi trường, mức độ của giá mua và giá bán.


Có thể bạn quan tâm

WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

26/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

20/06/2014
Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

20/06/2014
Thông Báo Về Việc Thay Đổi Thông Tin Trong Chứng Thư Cấp Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu Thông Báo Về Việc Thay Đổi Thông Tin Trong Chứng Thư Cấp Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu

Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.

26/11/2014
Hệ Lụy Phát Triển “Nóng” Cây Thanh Long Hệ Lụy Phát Triển “Nóng” Cây Thanh Long

Nhiều năm qua, thanh long trở thành loại cây trồng “ưa chuộng” của nông dân tỉnh Bình Thuận. Dù giá cả có lúc trồi sụt nhưng về tổng thể, trồng thanh long hiện vẫn cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa và cao gấp hàng chục lần so với một số loại hoa màu khác.

20/06/2014