Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư
Ngày đăng: 28/06/2013

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Kết quả khả quan đạt được từ mô hình đã mở hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ dân còn nhiều khó khăn trên vùng đất tái định cư.

Bà Nguyễn Thị Bình, Phó phụ trách Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa cho biết: Trước thực trạng diện tích đất sản xuất lúa nước của người dân khu TĐC Huổi Lực không thể gieo cấy hết vì thiếu nước, không ít diện tích bà con bỏ hoang. Sau khi khảo sát thực tế điều kiện thổ nhưỡng của khu TĐC, Trạm đã mạnh dạn triển khai mô hình trồng ngô lai với mong muốn sẽ tìm được loại cây phù hợp với vùng đất này giúp bà con trồng thay thế cây lúa mà vẫn đem lại thu nhập ổn định. 

Chúng tôi quyết định chọn giống ngô lai LVN10 đưa vào thực hiện trên quy mô 7ha cho 43 hộ. Giống ngô này có tính ưu việt vượt trội so với các giống ngô khác là khả năng chịu hạn, thâm canh và ít nhiễm các loại sâu bệnh, khá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Để thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống, những ngày đầu thực hiện mô hình, cán bộ của Trạm vừa tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để bà con thực hiện đúng quy trình từ khâu làm đất, xử lý hạt giống... đến kỹ thuật chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật. Với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật nên bà con tham gia mô hình rất tích cực học hỏi và áp dụng khá thành thạo khi bắt tay vào thực hiện. Nhờ đó, mô hình đem lại hiệu quả tích cực, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha.

Anh Điêu Chính Luyến, bản Huổi Lực 2 cho biết: Nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình trồng ngô giống mới và chăm sóc ngô theo đúng kỹ thuật nên cây ngô phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, 60 tạ/ha. Vụ này năm trước, do thiếu nước không thể cấy lúa nên gia đình tôi bỏ ruộng hoang. Năm nay đưa vào trồng ngô không những có kết quả tốt mà giá trị kinh tế đem lại cũng không thua cây lúa. Do đó, gia đình dự kiến sẽ chuyển sang trồng ngô thay thế ở 1.000m2 ruộng thiếu nước để tận dụng diện tích và tăng thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Bình cho biết thêm: Thực tế từ mô hình cho thấy, khi người dân trú trọng đầu tư phân bón, tích cực chăm sóc theo quy trình kỹ thuật thì giống ngô cho năng suất rất cao. Mô hình đã đẳng định phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng ngô lai LVN10 thương phẩm sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho người dân khu TĐC Huổi Lực nói riêng nông dân xã Mường Báng nói chung mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống.

Thời gian tới, Trạm sẽ tiến hành thực hiện thêm các mô hình trồng thử nghiệm một sốgiống cây trồng mới nhằm giúp bà con tiếp cận nhiều hơn với các loại giống mới và có nhiều hơn cơ hội lựa chọn giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện cuộc sống


Có thể bạn quan tâm

Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

14/08/2015
Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

14/08/2015
Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

14/08/2015
Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

14/08/2015
Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

14/08/2015