Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).
Với những kết quả khả quan mô hình đem lại, đã mở hướng làm kinh tế mới cho người dân sinh sống bằng nghề thuần nông nơi đây...
Bà Trần Thị Quỳnh, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa cho biết: Khảo sát thực tế địa điểm triển khai mô hình trước khi tổ chức thực hiện cho thấy, nông dân bản Pú Ôn và Nà Áng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là tập quán chăn nuôi theo hướng truyền thống khiến đàn gia súc, gia cầm phát triển thiếu ổn định và tiềm ẩn những nguy cơ lây lan dịch bệnh khi gặp điều kiện môi trường bất thuận. Điều đó đòi hỏi cần phải giúp bà con tiếp cận với phương pháp chăn nuôi áp dụng tiến bộ KHKT vừa đem lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn sinh học.
Chính vì vậy, triển khai mô hình, ngoài thực hiện cấp cho mỗi hộ 30 con giống (gà lương phượng), hỗ trợ 60% thức ăn và thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật của trạm còn chú trọng việc nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn: từ khâu nuôi nhốt, úm gia cầm (trong 3 tuần đầu), cách phối trộn thức ăn... đến cách nhận biết và biện pháp phòng trị các bệnh thường gặp.
Với phương pháp cầm tay chỉ việc, cán bộ kỹ thuật xuống từng hộ hướng dẫn và giám sát quá trình chăm sóc, cách thức cho ăn, tiêm phòng vắc xin định kỳ theo chỉ dẫn... đảm bảo đúng kỹ thuật. Nhờ đó, sau 3 tháng thực hiện mô hình, trọng lượng gà trung bình đạt 1,7kg/con. Bà con đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi thả, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho gà đặc biệt là kỹ thuật phòng chống rét trong mùa đông để gà phát triển tốt.
Ông Thào A Chơ, bản Pú Ôn cho biết: Theo tính toán, với giá bán trung bình từ 120.000 - 130.000 đồng/kg gà thịt, chỉ sau 3 tháng chăn nuôi theo đúng kỹ thuật, trừ chi phí, mỗi hộ tham gia mô hình có lãi hơn 3 triệu đồng. Mô hình nuôi gà thịt thả vườn giúp tôi và nhiều hộ khác trong bản lần đầu tiên được tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả.
Trước đây, chúng tôi nuôi thả theo kiểu truyền thống không đầu tư thức ăn, cũng không tiêm vắc xin phòng bệnh, nên gà nuôi thường bị dịch bệnh và chết. Nay được cán bộ Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện hướng dẫn cách nuôi gà mới rất hiệu quả, chúng tôi đã nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi, chọn giống nên sẽ đầu tư để chăn nuôi, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
Bà Trần Thị Quỳnh cho biết thêm: Sở dĩ lựa chọn giống gà lương phượng nuôi bởi sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường. Mô hình nuôi gà thả vườn phù hợp với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, thích hợp với điều kiện không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành, mức đầu tư cho mô hình không lớn. Do đó, sau khi mô hình kết thúc, không có sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con đã nắm được quy trình kỹ thuật, vận dụng vào thực tế nên chỉ cần đầu tư số vốn nhỏ là có thể thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Đến cuối tháng 4/2013, vụ nuôi tôm qua gần 1 tháng nhưng vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vẫn chưa thấy cảnh người nuôi bận rộn, ngược xuôi lo vào vụ.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.