Phát Triển Kinh Tế Từ Chăn Nuôi Gia Cầm
Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...
Điển hình là gia đình ông Hoàng Trần Cớ, tổ 13 phường Ỷ La là người đi đầu trong phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà thịt và nuôi vịt để trứng. Năm 1995, ông bắt đầu với nghề chăn nuôi gà thịt và nuôi vịt đẻ trứng; những ngày đầu mới bước vào nghề, do chưa nắm được kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi và phòng chống bệnh dịch nên đàn gà, vịt của gia đình chậm lớn, thường bị mắc các loại bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại về kinh tế...
Nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ làm sao để chăn nuôi của gia đình phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao; làm thế nào để phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, vịt để không mắc bệnh tật và tăng trọng nhanh...Những lần ấy ông phải tìm đến cán bộ khuyến nông để được tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, vịt... đồng thời tìm hiểu và học hỏi thêm kiến thức trên sách báo và thăm quan các mô hình chăn nuôi giỏi ở các địa phương khác...Từ đó gia đình ông đã có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc chăn nuôi gà, vịt của gia đình.
Với sự cần cù, chịu khó, kiên trì, không chịu lùi bước trước khó khăn; đồng thời được cán bộ thú y và khuyến nông tận tình hướng dẫn và giúp đỡ; gia đình ông tập trung thực hiện tốt khâu vệ sinh chuồng trại khu vực chăn nuôi; vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống; định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng và vôi bột; thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắc xin như: Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng, Gumboro, bệnh cầu trùng để phòng bệnh cho đàn gà, vịt...
Từ đó chăn nuôi của gia đình ông đã dần ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm gia đình ông chăn nuôi từ 3-4 lứa gà thịt, mỗi lứa nuôi từ 200 đến 300 con; sau thời gian nuôi 70 đến 75 ngày tuổi được xuất bán với trọng lượng trung đìbình đạt 1,8 đến 2kg/con...
Cùng với chăn nuôi gà thịt ông còn đầu tư phát triển chăn nuôi vịt để trứng; với đàn vịt hàng năm có từ 300 đến 400 con vịt đẻ trứng, với giống vịt siêu trứng có tỷ lệ đẻ trứng cao, thời gian đẻ trứng kéo dài, cho thu nhập ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Không chỉ giỏi về chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng, gia đình ông còn tập trung phát triển sản xuất lúa, ngô, rau đậu các loại...Để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ông luôn đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và phân hoá học, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời...Với 14 sào ruộng 2 vụ lúa, mỗi năm thu được từ 5 đến 6 tấn thóc; 2 sào đất trồng ngô, khoai và rau đậu các loại... Mỗi năm tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi; trừ mọi chi phí gia đình ông cũng thu được từ 60 đến 70 triệu đồng/năm.
Với đức tính cần cù chịu khó và tinh thần lao động sáng tạo, không cam chịu đói nghèo, gia đình ông đã vươn lên phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà, vịt; nuôi các con khôn lớn trưởng thành và mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đăt tiền... Trong cuộc sống, gia đình ông luôn chấp hành tốt quy định của địa phương, thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ gia đình trong thôn xóm để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 21-8, Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 2015/QĐ-UBND, công bố hết dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại 2 xã Phú Kiết và xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo.
Tại tỉnh Đắk Nông, hàng trăm nông dân đang chịu cảnh tiền mất tật mang từ dự án trồng cây cà phê chè (Arabica) do cà phê trồng không đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất thấp, dẫn đến việc hàng ngàn hécta cà phê Arabica bị xóa sổ khiến nông dân mắc nợ và dẫn đến những hệ lụy xấu.
Hiếm có nơi nào tại tỉnh ta mà nhãn lại được trồng đại trà và trở thành loại cây ăn quả hàng hóa tập trung như ở xã Thái Bình (Yên Sơn). Năm nay, nhãn ở Thái Bình được cả mùa lẫn giá...
Gần đây, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh triển khai thí điểm mô hình đệm lót sinh thái tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Bước đầu, mô hình cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhân công, chi phí chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.
Đến Phương Hải (Ninh Hải) khi bà con đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè-thu, chúng tôi phải ra tận giữa cánh đồng Cây Trôm mới tìm gặp được lão nông Nguyễn Giới, Đội trưởng Đội chuyên khâu theo nước của xã Phương Hải. Ông cho biết, đang vào vụ gặt nhưng mấy hôm nay trời mưa liên tục nên các thành viên phải bám đồng, kịp thời tháo nước cho bà con, đặc biệt là những ruộng lúa bị đổ ngã hoặc còn chưa chín đều.