Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Từ Chăn Nuôi Gia Cầm

Phát Triển Kinh Tế Từ Chăn Nuôi Gia Cầm
Publish date: Tuesday. June 11th, 2013

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...

Điển hình là gia đình ông Hoàng Trần Cớ, tổ 13 phường Ỷ La là người đi đầu trong phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà thịt và nuôi vịt để trứng. Năm 1995, ông bắt đầu với nghề chăn nuôi gà thịt và nuôi vịt đẻ trứng; những ngày đầu mới bước vào nghề, do chưa nắm được kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi và phòng chống bệnh dịch nên đàn gà, vịt của gia đình chậm lớn, thường bị mắc các loại bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại về kinh tế...

Nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ làm sao để chăn nuôi của gia đình phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao; làm thế nào để phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, vịt để không mắc bệnh tật và tăng trọng nhanh...Những lần ấy ông phải tìm đến cán bộ khuyến nông để được tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, vịt... đồng thời tìm hiểu và học hỏi thêm kiến thức trên sách báo và thăm quan các mô hình chăn nuôi giỏi ở các địa phương khác...Từ đó gia đình ông đã có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc chăn nuôi gà, vịt của gia đình.

Với sự cần cù, chịu khó, kiên trì, không chịu lùi bước trước khó khăn; đồng thời được cán bộ thú y và khuyến nông tận tình hướng dẫn và giúp đỡ; gia đình ông tập trung thực hiện tốt khâu vệ sinh chuồng trại khu vực chăn nuôi; vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống; định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng và vôi bột; thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắc xin như: Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng, Gumboro, bệnh cầu trùng để phòng bệnh cho đàn gà, vịt...

Từ đó chăn nuôi của gia đình ông đã dần ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm gia đình ông chăn nuôi từ 3-4 lứa gà thịt, mỗi lứa nuôi từ 200 đến 300 con; sau thời gian nuôi 70 đến 75 ngày tuổi được xuất bán với trọng lượng trung đìbình đạt 1,8 đến 2kg/con...

Cùng với chăn nuôi gà thịt ông còn đầu tư phát triển chăn nuôi vịt để trứng; với đàn vịt hàng năm có từ 300 đến 400 con vịt đẻ trứng, với giống vịt siêu trứng có tỷ lệ đẻ trứng cao, thời gian đẻ trứng kéo dài, cho thu nhập ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Không chỉ giỏi về chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng, gia đình ông còn tập trung phát triển sản xuất lúa, ngô, rau đậu các loại...Để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ông luôn đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và phân hoá học, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời...Với 14 sào ruộng 2 vụ lúa, mỗi năm thu được từ 5 đến 6 tấn thóc; 2 sào đất trồng ngô, khoai và rau đậu các loại... Mỗi năm tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi; trừ mọi chi phí gia đình ông cũng thu được từ 60 đến 70 triệu đồng/năm.

Với đức tính cần cù chịu khó và tinh thần lao động sáng tạo, không cam chịu đói nghèo, gia đình ông đã vươn lên phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà, vịt; nuôi các con khôn lớn trưởng thành và mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đăt tiền... Trong cuộc sống, gia đình ông luôn chấp hành tốt quy định của địa phương, thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ gia đình trong thôn xóm để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.


Related news

Khóm phụng, khóm son khoe sắc Khóm phụng, khóm son khoe sắc

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Thursday. December 31st, 2015
Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

Thursday. December 31st, 2015
Biến đồng hoang thành tiền tỷ Biến đồng hoang thành tiền tỷ

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

Thursday. December 31st, 2015
Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Thursday. December 31st, 2015
Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

Monday. January 4th, 2016