Phát triển kinh tế biển sẵn sàng cho Bạc Liêu tăng tốc
Đa dạng tài nguyên
Xét về vị trí và nguồn lợi thủy sản, với 4 cửa biển lớn là Gành Hào, Chùa Phật, Cái Cùng và Nhà Mát, từ lâu biển đã ban tặng cho ngư dân Bạc Liêu nhiều nguồn lợi quý giá. Ngoài nguồn con giống thủy sản cho giá trị kinh tế cao như nghêu, sò, cua biển, cá kèo... biển Bạc Liêu còn được ví như “cái nôi” của nhiều loại thủy sản giàu về sản lượng và chủng loại.
Chỉ tính riêng lượng cá đáy và cá nổi cũng có thể khai thác từ 250.000 - 300.000 tấn/năm. Đặc biệt, với hơn 660 loài cá và 30 loài tôm biển, Bạc Liêu trở thành miền đất hứa cho nhiều ngư dân từ các tỉnh vào khai thác, làm giàu từ biển.
Cùng với nguồn lợi thủy sản, hệ thống rừng ngập mặn và bãi bồi cũng được xếp vào nhóm tài nguyên khá đặc thù ở Bạc Liêu. Hệ thống bãi bồi cứ vươn ra biển mỗi năm từ 75 - 800m đã góp phần làm phong phú thêm các nguồn lợi gần bờ gắn với nhiều mô hình phát triển dưới tán rừng như tôm - rừng, tôm - cua, cá kèo - sò huyết, ốc len...
Đó là chưa kể đến nhiều nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi khác như gió biển - vốn trở thành một thứ tài nguyên phục phục vụ đắc lực cho phát triển điện gió. Theo khảo sát của các nhà khoa học Mỹ, khu vực biển Bạc Liêu rất thuận lợi cho phát triển điện gió và ít thiên tai, nên các ngân hàng chỉ ưu tiên đầu tư điện gió ở Bạc Liêu.
Ngoài ra, khu vực ven biển Bạc Liêu còn là vùng đất gắn với nhiều nghề sản xuất truyền thống (muối), các lễ hội văn hóa dân gian của người dân xứ biển… Và sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch.
Nhiều mô hình đột phá
Phát huy tiềm năng, thế mạnh từ kinh tế biển, thời gian qua, Bạc Liêu đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi trồng mang tính đột phá. Đơn cử như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, siêu thâm canh trong nhà kính của Công ty TNHH MTV Hải Nguyên (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu).
Đây là mô hình nuôi tôm thẻ mật độ từ 250 - 366 con/m2, thời gian nuôi chỉ trong 3 tháng là cho thu hoạch, kích cỡ tôm đạt từ 25 - 40 con/kg. Với mô hình này, người dân có thể nuôi từ 3 - 4 vụ tôm/năm, năng suất đạt từ 150 - 200 tấn/ha/năm và sẽ thu lãi từ 4 - 6 tỷ đồng.
Còn với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, kỹ sư Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trúc Anh (xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) cho rằng: “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao cho sản lượng đạt khoảng 300 tấn tôm/ha/năm.
Trong khi đó, mô hình nuôi công nghiệp - bán công nghiệp chỉ đạt từ 10 - 20 tấn/ha. Ưu điểm của mô hình mới này là vừa giúp người nuôi giảm rủi ro, sản xuất tôm sạch, bán được giá cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường - vì quá trình nuôi chỉ sử dụng vi sinh”. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao của Công ty Trúc Anh là mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ đầu tiên của cả nước do Bộ KH-CN đặt hàng.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, việc áp dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ mở ra nhiều cơ hội cho môi trường, tài nguyên đất được khai thác một cách tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất. Thay vì nuôi tôm với diện tích 7.000ha, thì mô hình này chỉ cần 100ha, và sản lượng thu hoạch cũng bằng 7.000ha theo kiểu nuôi truyền thống.
Cùng với những mô hình sản xuất nuôi trồng, sản xuất tôm giống chất lượng cũng là thế mạnh mũi nhọn của Bạc Liêu, và hướng đến xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm giống thủy sản hàng đầu của cả nước. Trong đó, phải kể đến tên tuổi của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Tôm giống Việt - Úc; Công ty Tôm giống Dương Hùng; Công ty Tôm giống Kim Sa...
Mỗi năm, các doanh nghiệp này cung cấp cho thị trường hàng tỷ con giống. Và Bạc Liêu cũng được xếp là một trong những địa phương sản xuất tôm giống chất lượng hàng đầu của cả nước với gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Bạc Liêu cũng đứng trong tốp 10 của cả nước về giá trị xuất khẩu và đạt chất lượng vàng. Điển hình như Công ty Xuất khẩu thủy sản Âu Vững; Công ty Thiên Phú...
Bên cạnh đó, đội tàu khai thác thủy hải sản của tỉnh ngày càng phát triển. Nếu năm 2007, toàn tỉnh có khoảng 800 phương tiện tàu khai thác thủy sản, thì nay đã có hơn 1.330 chiếc tàu với nhiều nghề khai thác mới như: cào đôi, lưới rê xù, dịch vụ hậu cần nghề cá... Sắp tới, sẽ có những đội tàu đánh bắt xa bờ tận Trường Sa, Hoàng Sa, gắn sản xuất với bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Vươn ra biển lớn
Phát triển kinh tể biển là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu này, Bạc Liêu đã và đang tiến hành quy hoạch, đầu tư phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng vùng phía Nam Quốc lộ 1A. Xây dựng vùng Nam Quốc lộ 1A trở thành vùng kinh tế động lực, quyết định cho sự phát triển của tỉnh cả trước mắt và lâu dài. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Phấn đấu để Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, làm giàu từ biển, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên vùng đặc quyền kinh tế biển và vùng phía Nam Quốc lộ 1A.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, ven biển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo hiệu quả cao và phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm. Chú trọng phát triển các ngành khai thác, sử dụng tài nguyên biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Xây dựng các cụm kinh tế và dân cư đô thị ven biển theo hướng hiện đại, gắn với phát triển mạnh du lịch biển và vùng ven biển. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, y tế, văn hóa… phục vụ sản xuất, phát triển du lịch và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.
Theo các chủ bè cá, giá cá điêu hồng tăng trở lại là do sản lượng cá cung cấp cho thị trường thời điểm này khan hiếm, bởi trước đó nhiều bè cá thua lỗ đã "treo" bè. Hiện nhiều thương lái đến vùng nuôi cá điêu hồng ở Cồn Thới lùng sục để mua cá điêu hồng loại lớn từ 1-1,2 kg để cung cấp cho thị trường, nhưng cá loại này rất khan hiếm do giá cá điêu hồng đang trên đà tăng nên các chủ bè tiếp tục neo cá lại để chờ giá cá cao hơn.
Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…
Trong mùa mưa bão, diện tích nuôi trồng thủy sản là vùng có nguy cơ ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất, nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản ở ven đê. Tuy nhiên, các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mùa mưa bão như các hộ dân vẫn làm hiện nay dường như chưa thể khiến họ an tâm...
Nhìn những thanh niên trẻ măng sinh năm 1991-1993, khó ai có thể tin họ đang là những người “đứng mũi chịu sào” lo lắng công việc của thôn làng và nhận được tín nhiệm cao của người dân trong thôn.