Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn
Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.
Những nội dung được trình bày tại lớp học gồm: Đặc tính sinh học, cách gây hại, biện pháp quản lý nhện đỏ; triệu chứng chung, nguyên nhân gây bệnh, sự lan truyền của bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng; tình hình gây hại, đặc tính sinh học, cơ chế lan truyền và cách phòng trừ của bệnh rệp sáp hồng trên cây sắn. Công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang và Công ty khử trùng Việt Nam cũng đã giới thiệu một số loại thuốc phòng trừ.
Huyện Sơn Hòa hiện có trên 3.000ha sắn. Những năm qua, nguồn lợi cây sắn đem lại cho người dân tương đối khá. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số bệnh gây hại như: nhện đỏ, chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm
Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.
Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng
Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.
KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.