Công Điện Khẩn Về Phòng, Chống Dịch Bệnh Tai Xanh Ở Lợn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn 2 tháng dịch bệnh tai xanh ở lợn đã được kiểm soát và khống chế trong cả nước, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ dịch tai xanh đã xảy ra ở 14 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) với số lợn mắc bệnh trên 2.500 con, đang có nguy cơ lây lan rộng trong toàn tỉnh Quảng Nam và địa phương khác.
Nguyên nhân chính làm lây lan dịch lợn tai xanh hiện nay là do tại nhiều địa phương, người chăn nuôi và cán bộ thú y cơ sở, khi phát hiện lợn mắc bệnh đã không báo ngay cho cơ quan thú y cấp trên và chính quyền cơ sở, thậm chí còn bán chạy, giết mổ, tiêu thụ lợn và sản phẩm lợn mắc bệnh.
Để nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng, góp phần ổn định và phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm khẩn trương chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho người chăn nuôi về nguy cơ phát sinh dịch tai xanh trên địa bàn; yêu cầu khi phát hiện lợn có hiện tượng sốt cao, khó thở, thân đỏ đồng hoặc tím tái, tiêu chảy hoặc táo bón, lợn nái sảy thai,... phải báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y huyện, hoặc tỉnh để hướng dẫn, xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách hỗ trợ người chăn nuôi khi có dịch bệnh xẩy ra để người chăn nuôi được biết; tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn theo quy định; nghiêm cấm việc bán chạy lợn bệnh và sản phẩm lợn bệnh làm lây lan dịch.
Đối với các tỉnh đang có dịch tai xanh, Bộ yêu cầu tổ chức công bố dịch trên địa bàn các huyện có ổ dịch lợn tai xanh, thống kê đàn lợn và số lượng từng loại lợn trong địa bàn các xã, huyện có dịch; khẩn trương tiêm phòng bao vây triệt để các ổ dịch, lập các chốt kiểm dịch để quản lý chặt chẽ các ổ dịch, không vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn mắc bệnh ra ngoài ổ dịch.
Đồng thời, thành lập ngay các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác chống dịch tại những địa bàn có dịch tai xanh và công tác phòng dịch tại các khu vực chăn nuôi lợn, khu vực giết mổ, buôn bán có nguy cơ cao phát sinh các ổ dịch.
Ngoài ra, UBND các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở và hệ thống thú y cơ sở của địa phương cần chủ động thu thập thông tin, kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm các ổ dịch xảy ra trên địa bàn; tổ chức tiêm phòng đầy đủ các bệnh nguy hiểm ở lợn theo quy định; phát động chiến dịch tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường toàn bộ vùng có dịch bệnh và các vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh.
Trước đó, ngày 18/2, tỉnh Quảng Nam đã công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành “Tiêu chuẩn chất lượng, bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh hoa salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily, nâng tổng số loài hoa được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” lên 11 loại.
Mấy năm gần đây, cứ vào độ cuối tháng 6 âm lịch, người dân huyện Thới Bình (Cà Mau) lại bắt tay vào vụ tôm càng xanh trên ruộng lúa. Theo ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, tính đến thời điểm này toàn huyện đã xuống giống tôm càng xanh được hơn 1.500 ha, tăng hơn 1.000 ha so với năm 2013. Đây là năm có diện tích tăng nhiều nhất trong những năm qua.
Với 1 ha Lêkima cứ 7 ngày bà thu hoạch một lần, sản lượng đạt 200 – 600 kg/lần, lúc nhiều lên đến cả tấn. Lêkima loại 1 bán với giá 20.000 đ/kg, loại 2 giá 10.000 đ/kg. Mỗi năm, trừ chi phí cho thu nhập khoảng trên 300 triệu đ.
Sáng 25.8, Hội Chữ thập đỏ xã Quế Trung (huyện Nông Sơn) tổ chức trao 5 con bò cái sinh sản cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm….