Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Giỏi Chăn Nuôi

Người Giỏi Chăn Nuôi
Ngày đăng: 17/06/2013

Trước đây mỗi lần nhắc đến Thanh Tiến, một thôn Công giáo toàn tòng nằm bên phía bắc bờ con sông Gianh, thuộc xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, người ta lại nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo vốn sinh sống chủ yếu bằng các nghề khai thác vật liệu xây dựng. Toàn thôn có 125 hộ gia đình, 650 nhân khẩu nhưng không có đất để sản xuất nông nghiệp, nên trước đây, chỉ trừ những ngày mưa bão, nguy hiểm còn hầu như quanh năm, người Thanh Tiến đều lênh đênh trên những chiếc thuyền để kiếm kế sinh nhai.

Sau khi được huyện Tuyên Hoá và xã Tiến Hoá khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp, nhiều hộ hộ gia đình ở Thanh Tiến đã thực sự thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Đến Tiến Hoá công tác lần này, tôi được các anh lãnh đạo UBND xã kể cho nghe về một gia đình giáo dân giỏi chăn nuôi tiêu biểu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Đó là gia đình anh Mai Văn Tiến.

Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng trang trại chăn nuôi của gia đình, anh Mai Văn Tiến phấn khởi cho biết: Cũng như nhiều hộ gia đình khác vốn làm nghề khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng ở Thanh Tiến, trước đây quanh năm gia đình anh dù đầu tắt mặt tối nhưng cuộc sống vẫn không khá giả nổi.

Đọc báo, nghe đài biết được nông dân nhiều nơi đã thành công trong chăn nuôi lợn và các loại gia súc, gia cầm, anh Tiến quyết định bàn với gia đình từ bỏ cái nghề “cha truyền con nối” để chuyển hướng làm ăn sang chăn nuôi lợn. Được sự động viên của cấp uỷ, Ban điều hành thôn Thanh Tiến và UBND xã Hoá Tiến, vợ chồng anh Mai Văn Tiến đã quyết định thế chấp căn nhà, vay của ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - chi nhánh Tuyên Hoá 200 triệu đồng để đầu tư phát triển chăn nuôi.

Sau khi có được nguồn vốn trong tay, nhưng do chưa hiểu biết về nghề nuôi lợn, nên thời gian đầu vợ chồng anh chỉ dám thả nuôi một vài con lợn để rút kinh nghiệm, chứ chưa dám nuôi nhiều. Sau đó anh Tiến liền dành một thời gian dài đến các cơ sở chăn nuôi có kinh nghiệm và gặp gỡ những người chăn nuôi lâu năm ở Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch để học tập kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi lợn.

Bên cạnh đó, anh Tiến còn mua nhiều sách vở hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi về nhà tự nghiên cứu và chịu khó tham gia nhiệt tình các buổi tập huấn do trạm Khuyến nông huyện Tuyên Hoá tổ chức. Sau khi đã “thuộc nằm lòng” những kỹ thuật thiết yếu nhất về chăn nuôi lợn, năm 2008, anh Mai Văn Tiến liền bắt tay vào mở rộng quy mô chăn nuôi.

Ngoài đầu tư xây dựng chuồng trại, anh Mai Văn Tiến còn đầu tư mua 20 con lợn nái siêu nạc, 40 con lợn nái hậu bị và 140 con lợn lấy thịt. Nắm chắc kỹ thuật, nguồn con giống được mua từ những nơi có xuất xứ rõ rang, uy tín, nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, khu chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo, nên đàn lợn của trang trại anh Mai Văn Tiến rất chóng lớn và ít bị bệnh. Nhờ đó, từ năm 2008 đến nay, gia đình anh Mai Văn Tiến đã có một nguồn thu khá lớn, trên 100 triệu đồng/năm.

Từ thành công của mô hình kinh tế chăn nuôi lợn của gia đình anh Mai Văn Tiến, hiện nay ở Thanh Tiến, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu học cách làm ăn của anh, dần dần từ bỏ nghề cũ, chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi. Tuy không có đủ đủ nguồn vốn để hỗ trợ, giúp đỡ cho những gia đình chăn nuôi trong thôn, nhưng anh Mai Văn Tiến luôn là người rất nhiệt tình trong việc tư vấn, giúp đỡ cho họ về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi.

Tin chắc rằng nghề chăn nuôi lợn nói riêng và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng sẽ góp phần giúp cho người dân Thanh Tiến từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.


Có thể bạn quan tâm

Thâm canh gần 15.000 ha dừa Thâm canh gần 15.000 ha dừa

Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

24/07/2015
Xã Lùng Vai (Lào Cai) trồng mới 25 ha cây chuối mô Xã Lùng Vai (Lào Cai) trồng mới 25 ha cây chuối mô

Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.

24/07/2015
Nhà vườn đón mùa nhãn bội thu Nhà vườn đón mùa nhãn bội thu

Nhờ thời tiết thuận lợi và tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, năm nay các nhà vườn trong tỉnh Bắc Giang lại tiếp tục đón một mùa nhãn bội thu. Trà nhãn sớm bắt đầu cho thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi mang lại niềm vui cho người làm vườn sau khi mùa vải thiều vừa khép lại.

24/07/2015
Bảo quản trái bơ tươi đến 18 ngày Bảo quản trái bơ tươi đến 18 ngày

Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.

24/07/2015
Nhãn tiến vua sắp lên đường sang Mỹ Nhãn tiến vua sắp lên đường sang Mỹ

Tiếp theo vải thiều Bắc Giang, vải Thanh Hà (Hải Dương), vụ nhãn 2015 nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nhãn lồng ở Hưng Yên đang rất phấn khởi vì sản phẩm "tiến vua" sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ và các nước.

24/07/2015