Phát Triển Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.
Năm 1997, anh Bùi Mạnh Hùng đã tiên phong chuyển đổi đất ruộng cơ bản lấy 3.600 m2 đất ruộng trũng để phát triển chăn nuôi. Sau 3 năm đào ao, đắp đất vượt thổ, mảnh đất đã định hình góc cạnh, anh chị bỏ vốn mua mấy con lợn và vịt về nuôi. Vốn nhỏ, lãi ít nhưng sau nhiều năm cứ thế sinh sôi mà lớn dần. Anh chị lại quai bờ lấn ao để mở rộng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt từ mảnh đất chiêm trũng không ai ngó ngàng giờ đã hình thành khu chuồng trại chăn nuôi hơn 1.000 m2 và gần 2.000 m2 ao chuyên nuôi cá giống. Chị Nguyễn Thị Hà, vợ anh Hùng cho biết: “Hiện nay gia đình đang nuôi 140 con lợn, trong đó có 8 con lợn nái sinh sản, còn lại là lợn thịt và lợn giống. Mỗi tháng xuất ra thị trường 1,5 tấn lợn thịt. Ngoài ra còn có hơn 1.000 con gà lai chọi. Tất cả đều nuôi gối vụ nên lúc nào cũng có nguồn hàng xuất ra thị trường.
Đầu năm 2013, anh cùng các hộ chăn nuôi trong xã Thanh Tân tham gia dự án cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo mô hình VietGAP. Anh Hùng được bầu làm nhóm trưởng. Tham gia dự án, anh được tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ sạch, học hỏi các kinh nghiệm của những chủ trang trại có hiệu quả trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hàng tháng, nhóm chăn nuôi họp một lần để rút kinh nghiệm và trao đổi kỹ thuật. Nhờ thế mà gia đình anh và các hộ chăn nuôi trong thôn Tử Tế đã chuyển đổi từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng bền vững.
Gần 2.000 m2 ao chuyên kinh doanh cá giống, mỗi năm thu hoạch 3 vụ, thu lãi 10 triệu đồng/vụ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì việc bảo đảm môi trường chăn nuôi cũng được anh chị chú ý. Hệ thống chất thải được xử lý qua hầm biogas vừa sạch sẽ, tránh mùi hôi thối lại có nguồn khí sinh học làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt cũng như chăn nuôi.
Từ mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở xã Thanh Tân vươn lên thoát nghèo, làm giàu tạo hướng đi mới trong việc xây dựng vùng chăn nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…

Trong những năm gần đây, người dân các xã trên địa bàn huyện Đắk Song đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Nông dân Đắk Song đang chuyển mạnh từ canh tác tự phát sang canh tác theo quy hoạch, chú trọng khâu lựa chọn giống và chế độ canh tác phù hợp cho từng chân đất đã đưa lại năng suất cao và phát triển bền vững.

Vì vậy nếu không có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời thì bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh, gây cháy cục bộ và tấn công sang cổ lá, cổ bông làm hạt lúa lép lửng, giảm năng suất. Do đó, đối với những địa phương đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng như các xã Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), An Nghiệp (huyện Tuy An) cần nhanh chóng tổ chức cho nông dân phun trừ những diện tích bị hại.