Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.
Loài tảo độc Nitzschia sp xuất hiện tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu gồm phường Xuân Thành với mật độ 24.000tb/lít, xã Xuân Phương với mật độ 270.000tb/lít. Loài tảo độc Chaetoceros sp xuất hiện tại xã Xuân Phương với mật độ 67.500tb/lít và tại xã An Hòa (huyện Tuy An) với mật độ 3.750tb/lít. Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ ở xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) có COD vượt giới hạn cho phép và mật độ vi khuẩn vibrio cũng vượt giới hạn cho phép tại các vùng nuôi thủy sản Phú Dương (xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu), xã An Hòa (huyện Tuy An).
Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Trung khuyến cáo người nuôi cần sử dụng ao lắng, hạn chế lấy nước trực tiếp, sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý nước. Đối với các vùng nuôi tôm hùm ở Phú Dương và An Hòa có mật độ vi khuẩn vibrio cao, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, sử dụng thức ăn hợp lý và bổ sung các loại vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tôm.
Hiện hầu hết vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh đều xuất hiện một số loại tảo độc gây suy giảm chất lượng nước và có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm hùm nuôi. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường kiểm soát lượng thức ăn và thu gom, xử lý chất thải xa khu vực nuôi để phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, ngăn ngừa tảo độc phát triển. Theo dự báo, nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh từ nay đến cuối tháng 8/2015, chiều tối có mưa rào, người nuôi tôm nước lợ cần duy trì mực nước trong ao trên 1,2m, rải vôi xung quanh ao nuôi khi có dấu hiệu mưa và tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.