Phát triển cây quế, hồi
Diện tích trồng quế, trồng hồi tại xã Yên Cư (Chợ Mới - Bắc Kạn) ngày càng tăng
Theo lời kể của chị Ma Thị Hồng Quy, cán bộ nông lâm nghiệp xã Yên Cư thì cây hồi cây quế được đưa vào trồng tại địa phương từ những năm 1990 nhờ ý tưởng của hai ông Ma Văn Vịnh và Nông Văn Sự.
Bấy giờ, trong xã chưa xác định được cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế, hai ông đã bàn bạc nhau tìm tòi xem có thể đưa cây gì, con gì vào địa phương để trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế.
Qua tìm hiểu, thấy dự án Pam phát triển trên địa bàn một số xã tại Phú Lương (Lúc này Yên Cư vẫn còn thuộc Phú Lương) đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Hai ông đã đến Lâm trường huyện Chợ Mới xin đưa cây hồi, quế về địa phương để trồng.
Đến năm 1996 các dự án 327, 661 đã góp phần mở rộng diện tích hồi của địa phương.
Đến nay, toàn xã có trên 100ha hồi và trên 400ha quế.
Cây hồi phát triển tốt tại Yên Cư và một số xã lân cận do phù hợp với loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao.
Người dân gắn bó với rừng hồi kiểu “cha truyền, con nối”, trồng một lần và cho thu hoạch cả chục năm sau.
Nhà ông Ma Văn Sỹ ở thôn Đon Nhậu, xã Yên Cư có gần 2ha hồi, một nửa là những cây to cao chừng 3 - 5 mét, tán xum xuê, 15 - 20 năm tuổi.
Phần còn lại là những gốc hồi mới được trồng theo dự án trồng rừng 147 cách đây 1-2 năm.
Vườn hồi ở ngay trước nhà, bước vài bước chân là đến.
Sau khi thu hái hoa hồi ông thường đợi đến các phiên chợ rồi bán cho thương lái với giá khoảng 10.000 – 15.000 đồng/kg, có lúc giá cao được 18.000 đồng/kg.
Nếu không bán tươi, hoa hồi có thể được phơi qua vài nắng rồi bán khô, giá mỗi kg khoảng trên 20.000 đồng.
Trung bình hằng năm, gia đình ông Sỹ thu về khoảng 3 tấn hồi tươi, thu nhập trên 20 triệu đồng.
Theo chân ông Sỹ vào thăm rừng hồi, năm nay hồi không sai nhiều bằng mọi năm, nhưng vẫn phải thu hái.
Nếu để hồi trên cây quá vụ thì vụ sau tỷ lệ đậu quả thấp.
Song song với trồng hồi, gia đình ông Ma Văn Sỹ cũng trồng 2ha quế.
Trong đó, 0,8ha diện tích quế đang cho thu hoạch, 1,2ha trồng mới từ năm 2014.
Hiện gia đình ông đang khai thác tỉa số diện tích quế trồng từ năm 1996.
Trung bình, mỗi năm ông khai thác tỉa ba lần, thu về khoảng 600kg quế khô, với các khoản thu từ quế, hồi giúp gia đình ông ổn định kinh tế gia đình.
Cây hồi, cây quế đã giúp cho nhiều hộ dân tại xã Yên Cư ổn định cuộc sống, có thu nhập chăm lo cho con cái ăn học, điển hình như các hộ ông Nông Thành Đồng ở thôn Phiêng Lầu, hộ Ma Văn Tuyền ở thôn Phiêng Dường, hộ ông Ma Văn Ngân ở thôn Nà Pạn.
Đồng chí Nông Văn Hải- Bí thư Đảng ủy xã Yên Cư cho biết, quế và hồi là cây chủ lực góp phần ổn định kinh tế gia đình và xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2010 là trên 32% đến nay đã giảm còn 23,8%.
Trong thời gian tới, xã tiếp tục xây dựng kế hoạch trồng và hướng dẫn bà con cách chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng cây quế, cây hồi đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.
Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.
Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.
Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.
Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.