Phát Triển Cây Mắc Ca Cần Được Khảo Nghiệm Kỹ Càng

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.
Từ đó đến nay, diện tích cây mắc ca tăng nhanh trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến tháng 8/2013 đã có 8 huyện, thị xã phát triển cây mắc ca với tổng diện tích là 477,3 ha. Trong đó, 8 chương trình, dự án lựa chọn cây mắc ca để chuyển giao cho người dân với 322 ha và người dân trồng tự phát là hơn 155 ha.
Như vậy, việc nhân rộng mô hình mắc ca trên địa bàn toàn tỉnh là rất khả quan. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều vườn cây đã không mang lại kết quả như mong đợi như sinh trưởng kém, chậm ra hoa, đậu quả…. Cụ thể, huyện Tuy Đức có 3/4 mô hình, Đắk Mil có 1/8 mô hình, Đắk R’lấp có 2/11 mô hình đã ra hoa và cho quả bói, nhưng tỷ lệ đậu quả không cao.
Điển hình tại vườn cây của ông Phan Văn Dụ ở thôn 13, xã Đắk Lao (Đắk Mil) trồng từ năm 2010, có 90/100 cây có hoa nhưng chỉ đạt sản lượng khoảng 5 kg quả. Tương tự, năm 2011, gia đình ông Nguyễn Kiến Phương ở thôn 5, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) cũng trồng 1 ha mắc ca; đến nay, ông Phương đã nhổ và chuyển toàn bộ số mắc ca đã trồng ra bờ rẫy để lấy đất trồng các loại cây khác…
Theo các chuyên gia thì những vùng đất trồng cây mắc ca phải đáp ứng đủ các tiêu chí như nhiệt độ trung bình năm từ 20-250C để giúp phân hóa chồi hoa; vùng đất không quá nhiều gió lớn vì mắc ca chịu gió bão kém... Vì vậy, các cơ quan chức năng cần khảo nghiệm kỹ càng; người dân cũng nên thận trọng, không nên phát triển ồ ạt theo kiểu “phong trào”.
Có thể bạn quan tâm

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.

Vụ Đông xuân này, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ khoảng 8.800ha lúa, trong đó có 2.200ha lúa thơm Jasmine 85. Đây là lúa có giá trị kinh tế cao nhưng dễ nhiễm rầy nâu, vụ này rầy có lúc mật số tới 20.000 con/m2, nhưng ở những ruộng lúa thơm áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” thì không bị sâu rầy mật số cao, lại trúng mùa.

Hiện nay trên địa bàn Đoan Hùng có trên 500ha bưởi vẫn chưa cho quả, trong đó có nhiều diện tích cây đã trên 5 năm tuổi, có khung tán và cành lá phát triển tốt, hoàn toàn có thể mang quả, đặc biệt là các diện tích được trồng ngoài bãi soi.

Thời gian gần đây, gần chục ha vải thiều đang ra hoa của nhiều hộ dân ở xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bị “cháy” sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Trước thực tế trên, nhóm phóng viên đã đến tìm hiểu nguyên nhân.

Tỉnh Bến Tre đã triển khai thí điểm ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Bước đầu, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người trồng dừa.