Bưởi Phúc Trạch đại thắng
Anh Hoàng Văn Tú (xóm Kim Sơn, xã Hương Trạch) phấn khởi khi bưởi năm nay vừa được mùa, vừa được giá. Vườn bưởi gia đình anh Tú năm nay cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Từ Hà Linh, Hương Thủy lên đến Lộc Yên, Phúc Trạch, Hương Trạch... ở đâu bưởi cũng trĩu cành. Theo Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, toàn huyện hiện có 1.500 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó khoảng hơn 1.000 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 45 tấn/1 ha.
Vườn bưởi gia đình anh Nguyễn Văn Phước (xóm Ngọc Bội, xã Hương Trạch) cho hơn 5.000 quả, hứa hẹn sẽ đem lại khoản thu nhập rất lớn cho gia đình.
Anh Phước và cây bưởi đặc biệt có hơn 200 quả
Chị Bùi Thị Hoa (xóm 11, xã Phúc Trạch) lựa bưởi quà cho khách đến mua
Theo khảo sát của chúng tôi, nếu bán ngang tại vườn, giá bưởi đổ đồng 40 nghìn đồng/quả, với bưởi loại I (dùng làm quà tặng) có giá giao động từ 90-100 nghìn đồng/quả.
Một lượng lớn bưởi Phúc Trạch được tiêu thụ qua “chợ bưởi” tự phát tại thị trấn Hương Khê, mở từ khoảng 3 đến 6 giờ sáng. Ước chừng mỗi ngày có khoảng 20.000 quả bưởi được tiêu thụ ở đây. Qua các thương lái, chủ yếu bưởi được đưa ra Hà Nội, Vinh, về TP. Hà Tĩnh hoặc vào Đồng Hới (Quảng Bình)
Các kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy, trong số hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất.
Bưởi Phúc trạch được xếp vào các giống cây trồng có nguồn gien quý và hiếm, được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục các giống cây trồng cấm xuất khẩu.
Hiện, bưởi Phúc Trạch đã được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu trên các trang web (http://www.vietnamemb.se) như là một đặc sản của đất nước với bạn bè thế giới.
Năm 2006, bưởi Phúc Trạch được chọn là một trong những món quà tiếp các đại biểu dự Hội nghị APEC tại Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Sau một thời gian nuôi thả trong môi trường bán tự nhiên với chế độ chăm sóc đặc biệt, mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên do ông Nguyễn Viết Thùy làm trưởng nhóm, đã cho ấp nở và sinh sản nhân tạo thành công khoảng 10 cá thể cá tầm tại thôn K’Long K’Lanh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Vai trò dẫn đường, cảnh báo hiểm nguy cho các con tàu trên đại dương trong màn đêm đen đặc của những ngọn hải đăng là không phải bàn cãi. Nhưng ít ai biết đến ngoài “trách nhiệm” to lớn ấy, hải đăng còn có những vẻ đẹp đặc biệt hấp dẫn.
TX Quảng Yên là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh Quảng Ninh. Thời gian qua, hầu hết các hộ nuôi trên địa bàn phải nhập nguồn con giống từ các địa phương khác, chất lượng không đảm bảo với điều kiện đầm nuôi của địa phương. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, thị xã đã tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở sản xuất tôm giống tại địa phương phát triển. Bước đầu, những cơ sở này đã đáp ứng được một phần nhu cầu con giống chất lượng cho các hộ nuôi.
Theo đó tập trung khảo nghiệm các loại cây trồng như sau: Các giống lạc mới (L20, shán dầu- 30, TB25, BVTV1), lấy L14 làm đối chứng; 4 giống đậu tương (DT12, DT13, DT2601) lấy DT22 đối chứng; 3 giống bắp cải (Caakacr1, Caakacr2, Green heat) và khảo nghiệm 9 giống khoai lang (D1, K51, KB1, TB1, VA5, VA6, BV1, J1, DT2). Đề tài đã áp dụng quy phạm khảo nghiệm 10TCN-558 do Bộ NN-PTNT ban hành và phương pháp của Viện lúa Quốc tế IRRI.
Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.