Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn chế các cuộc họp để tập trung chỉ đạo thu hoạch cây trồng hè thu

Hạn chế các cuộc họp để tập trung chỉ đạo thu hoạch cây trồng hè thu
Ngày đăng: 04/09/2015

Đến ngày 31/8, toàn tỉnh mới thu hoạch 15,73% diện tích lúa hè thu

Theo Sở NN&PTNT, đến ngày 31/8/2015, diện tích lúa hè thu đã thu hoạch được 6.535/41.545ha (đạt 15,73%), trong đó: Đức Thọ: 1.500ha, Cẩm Xuyên: 1.400ha, Thạch Hà: 1.000ha, Kỳ Anh: 900ha, Can Lộc: 500ha, Hồng Lĩnh: 450ha, Hương Sơn: 400ha...

Theo dự báo của Trung tâm KTTVTƯ, thời tiết đang diễn biến hết sức phức tạp, thời gian thu hoạch lúa hè thu khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của các đợt mưa từ nay đến trung tuần tháng 9/2015.

Để kịp thời thu hoạch nhanh gọn vụ hè thu và triển khai vụ đông đảm bảo hiệu quả, đúng thời vụ, né tránh thiệt hại do thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn phân công cán bộ bám sát cơ sở để trực tiếp chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, kiên quyết không để lúa chín bị ngập khi mưa lũ xảy ra; phấn đấu lúa hè thu cơ bản thu hoạch xong trước ngày 10/9/2015...

Hạn chế tổ chức các cuộc họp từ nay đến ngày 10/9/2015 (trừ các cuộc họp quan trọng) để tập trung dồn sức, huy động tối đa lực lượng (đoàn thanh niên, dân quân tự vệ, phụ nữ...), phương tiện, máy móc; thành lập các đoàn công tác, cử cán bộ bám sát cơ sở chỉ đạo các xã, thôn, xóm, đến tận người dân và trực tiếp cùng tham gia thu hoạch nhanh gọn các đối tượng cây trồng trước mùa mưa lũ.

Tập trung mọi biện pháp, vận hành có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, khơi thông hệ thống kênh, mương, cống... để xả nhanh khi có mưa lũ xảy ra; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các công trình thuỷ lợi, đê điều, hồ đập, nhất là hệ thống kênh mương nội đồng, đê sông... để đảm bảo an toàn và kịp thời phục vụ sản xuất.

Chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư, phân bón, tranh thủ thời tiết thuận lợi để triển khai kịp thời sản xuất vụ đông năm 2015 với quan điểm chủ động bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, tập trung đầu tư thâm canh, phát huy tối đa năng suất các loại cây trồng vụ đông, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn; từng bước hình thành vùng sản xuất vụ đông chuyên canh gắn với việc xây dựng vùng sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát hoang hóa ven biển và bãi bồi ven sông; chuyển đổi, xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, phân công cán bộ chuyên môn xuống tận cơ sở, phối hợp với các địa phương đôn đốc thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu và hướng dẫn triển khai sản xuất vụ đông năm 2015 đảm bảo quy trình kỹ thuật và lịch thời vụ; kịp thời báo cáo tiến độ sản xuất về UBND tỉnh để chỉ đạo.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, chú trọng chất lượng, chủng loại giống theo đề án; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về cơ cấu giống, chất lượng giống và giá bán. Chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác các công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra, vận hành các công trình thủy lợi tiêu úng để xả nước kịp thời khi có mưa lũ.

Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường thời lượng phát sóng, thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thu hoạch cây trồng vụ hè thu kịp thời và tổ chức sản xuất vụ đông năm 2015 đạt hiệu quả.

Người đứng đầu UBND tỉnh cũng đề nghị UBMTTQ tỉnh, các tổ chức đoàn thể và cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, bà con nông dân chủ động đẩy nhanh tiến độ thu hoạch các cây trồng vụ hè thu, tích cực chuẩn bị và tổ chức sản xuất vụ đông năm 2015 đảm bảo diện tích, năng suất, sản lượng và đạt giá trị kinh tế cao nhất.

Các đồng chí Trưởng các Đoàn công tác của Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thu hoạch nhanh gọn các cây trồng vụ hè thu trước mùa mưa bão và triển khai sản xuất vụ đông năm 2015 thắng lợi toàn diện.


Có thể bạn quan tâm

Tiên Phong Đưa Bò Sữa Về Địa Phương Tiên Phong Đưa Bò Sữa Về Địa Phương

Vốn gắn bó với cây trồng truyền thống là cà phê nhưng ông Hoàng Ngọc Tứ ở thôn Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà - Lâm Đồng) vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho gia đình.

04/07/2014
Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

04/07/2014
Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

04/07/2014
Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

04/07/2014
Hiện Tượng Ngô Không Hạt Dưới Góc Nhìn Khoa Học Hiện Tượng Ngô Không Hạt Dưới Góc Nhìn Khoa Học

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

04/07/2014