Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Đậu Trên Cát Cho Hiệu Quả Cao

Phát Triển Cây Đậu Trên Cát Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 02/08/2013

Là một xã vùng biển bãi ngang, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Triệu Vân nằm trong vùng cát của huyện Triệu Phong (Quảng Trị), do đó canh tác nông nghiệp khó khăn và nguồn nước tưới không đảm bảo. Nguồn thu nhập từ biển của ngư dân Triệu Vân không nhiều lắm do chủ yếu đánh bắt ven bờ. Sản xuất nông nghiệp của xã trước đây phần lớn chỉ trồng được một vụ lúa đông xuân đạt năng suất thấp. Hàng năm vào vụ hè thu, do không có nước tới nên vùng cát toàn xã Triệu Vân bị bỏ hoang.

Vài năm trở lại đây, thực hiện sản xuất nông nghiệp phù hợp với biến đổi khí hậu, xã Triệu Vân đã đưa vào trồng mới một số loại cây trồng chịu hạn, cho năng suất cao và sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh như các loại cây họ đậu, dưa hấu, bầu, bí, mướp…

Năm 2013, được sự hỗ trợ của dự án sản xuất nông nghiệp ở vùng cát tỉnh Quảng Trị (mỗi héc ta được hỗ trợ 5 triệu đồng bao gồm giống và vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), người dân xã Triệu Vân đã trồng 15 ha đậu đen, nâng tổng số diện tích đậu đen của toàn xã lên 45 ha. Nhờ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chu đáo, cặn kẽ cách canh tác nên năng suất đậu đen của xã Triệu Vân đạt khá, bình quân đạt 15 tạ/ha.

Được sự đầu tư của dự án, gia đình ông Trần Đình Anh ở thôn 8 là một trong những hộ đầu tư trồng đậu đen mang lại hiệu quả cao. Trên diện tích 4 sào ruộng trồng lúa vụ đông xuân, vụ hè thu gia đình ông Anh trồng đậu đen, thu hoạch mỗi vụ được sản lượng hơn 3 tạ. Vụ hè thu năm nay đậu đen được mùa ông Anh thu hoạch hơn 3,5 tạ, thu hoạch đến đâu ông tranh thủ thời tiết nắng ráo phơi rồi bán ngay nên được giá, mỗi kilôgam giá 40.000 đồng. Chỉ đầu tư sản xuất trong thời gian 2 tháng trên diện tích 4 sào đất, gia đình ông Anh thu về hơn 13 triệu đồng.

Hiện tại, trên địa bàn xã Triệu Vân có hơn 80% số hộ dân tập trung ở thôn 7, thôn 8 và thôn 9 tham gia trồng đậu đen xanh lòng. Theo người dân ở đây cho biết, cây đậu đen xanh lòng rất dễ trồng, ít vốn đầu tư và công chăm sóc, thời gian gieo trồng ngắn nhưng cho hiệu quả kinh tế rất cao, thích hợp với vùng đất cát. Với giá đậu đen trên thị trường hiện nay thì trồng mỗi héc ta cho giá trị khoảng 50 - 60 triệu đồng/vụ.

So sánh với một số cây trồng khác thì trên cùng một diện tích, trồng đậu đen cho thu nhập gấp 2 lần trồng lúa và gấp hơn 3 lần trồng khoai lang. Hơn nữa, trồng đậu đen tiết kiệm được nước tưới, lại làm cho đất tốt hơn qua các vụ canh tác nên vụ sau trồng lúa có năng suất cao.

Thời vụ trồng đậu đen ngắn nên rất thích hợp để trồng trong vụ hè thu vừa tiết kiệm nước tưới, vừa tránh được những rủi ro do thiên tai cuối vụ như mưa lũ, bão… Những năm qua, nhờ phát triển cây đậu đen mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả đó, qua các năm, xã Triệu Vân đã vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ hè thu, cây đậu đen được xã tập trung chỉ đạo nông dân tăng cường mở rộng diện tích. Trong quỹ đất phát triển nông nghiệp của địa phương, hàng năm, xã vận động nông dân chuyển đổi và mở rộng thêm khoảng 5 - 8 ha đậu đen, khả năng toàn xã có thể phát triển được khoảng 120 ha đậu đen.

Ông Nguyễn Văn Ngưỡng, Chủ tịch UBND xã Triệu Vân cho biết: “Ruộng vụ đông xuân của xã phải trồng lúa để đảm bảo lương thực, vụ hè thu thiếu nước trước đây dân bỏ hoang nay xã đã vận động người dân trồng các loại cây màu đem lại thu nhập khá, nhất là cây đậu đen và mướp đắng, mỗi sào cho thu hoạch trị giá 2 - 3 triệu đồng vụ hè thu.

Hai loại cây này đã mang lại thu nhập khá cho người dân. Những năm tới, xã không chỉ mở rộng diện tích cây đậu đen mà còn chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất. Điều quan trọng là phải tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm đậu đen của người dân để cây đậu đen thực sự là cây chủ lực trong vụ hè thu của xã về lâu dài, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

26/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

05/08/2014
Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

05/08/2014
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

26/07/2014
Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

05/08/2014