Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ
Với diện tích gần 50ha nuôi tôm theo phương thức bền vững, anh Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được nhiều người gọi là “vua tôm” chinh phục vùng cát trắng.
Anh Sơn kể: “Tôi bắt đầu làm tôm sú từ năm 1999, nhưng không có duyên, bởi lợi nhuận thấp, chi phí cao, giá cả lúc lên lúc xuống và thường xuyên bị dịch bệnh. Từ năm 2006, khi dồn hết vốn liếng đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình anh Sơn mới bắt đầu có dư dả. Ban đầu, anh chỉ dám đầu tư nuôi 2ha tôm thẻ chân trắng. Chỉ sau hơn 3 tháng cật lực chăm sóc, anh Sơn thu hoạch và có ngay 200 triệu đồng lãi ròng.
Thấy lợi nhuận do con tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao, thị trường tiêu thụ ổn định, anh mở rộng diện tích, mỗi năm tăng thêm 3- 5ha. Hiện tại, anh đã có gần 50ha nuôi tôm tại 2 thôn Phú Thọ và Sơn Hải. Bình quân mỗi năm anh nuôi 2 vụ, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Doanh thu bình quân mỗi năm từ nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình anh Sơn đạt gần 30 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Sơn tâm sự: “Vùng đất này trước đây chỉ là vùng cát trắng bỏ hoang chẳng ai dám ở huống hồ nuôi trồng, sản xuất. Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”.
Trang trại nuôi tôm của anh Sơn hiện tạo công ăn việc làm cho trên 80 lao động địa phương. Anh cũng thường xuyên chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm sạch, an toàn cho trên 25 hộ nuôi tôm của địa phương. Từ năm 2012, anh Sơn đã tiên phong vận động 20 hộ trong xã thành lập tổ liên kết nuôi tôm an toàn bền vững, do chính anh làm tổ trưởng. Các thành viên trong tổ đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến. Nhờ đó, tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi của tổ luôn ở mức thấp nhất, năng suất đạt từ 14 – 15 tấn/ha/vụ, doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.
Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.
Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.
Cho đến nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị).