Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Với những mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng đó, người nông dân sẽ có lợi ích kép: Thu lợi từ sản phẩn mình làm ra và thu lợi từ khách du lịch đến tham quan mô hình.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, mục tiêu của Hội An là phấn đấu đến năm 2015 đưa 2 xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) và 2 xã Cẩm Kim và Tân Hiệp sẽ đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, chủ trương của thành phố là không cố gắng để đạt các tiêu chí một cách hình thức mà chú trọng chất lượng các tiêu chí, làm sao cho đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập của người dân được nâng lên.
Theo ông Dũng, hơn 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, Hội An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, cái được lớn nhất là nhận thức của cán bộ, nhân dân về chương trình đã được nâng lên đáng kể. Các hội, đoàn thể cũng tích cực thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM. Ngoài ra, Hội An đã huy động được nhiều nguồn lực trong dân, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng NTM. Điển hình như Cẩm Thanh đã huy động trong 4 năm qua hơn 7,8 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đống góp hơn 6,4 tỷ đồng, số còn lại là nhân dân đóng góp.
Những năm qua, thành phố luôn quan tâm đến phát triển sản xuất và xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, nhằm nâng cao thu nhập người nông dân ở các xã vùng ven. Hiện nay, nhiều mô hình được xây dựng và đã phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Như mô hình trồng rau hữu cơ với diện tích 6.300m2 tại thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh.
Đến nay, mô hình này đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả cho người nông dân. Hay như mô hình Làng rau Trà Quế với diện tích 18,5ha ở xã Cẩm Hà... Đặc biệt, để đẩy nhanh tốc độ phát triển ở vùng nông thôn, TP.Hội An ưu tiên nguồn lực xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn về điện, nước sinh hoạt, giao thông, kênh mương nội đồng...
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, để nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân và xây dựng NTM một cách bền vững, trong những năm tới thành phố sẽ ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sạch, hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.