Phát hiện thêm 1 hộ chăn nuôi heo sử dụng chất cấm

Trước đó, Thanh tra Sở cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính 3 hộ chăn nuôi tại phường Long Bình vì vi phạm sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo với tổng số tiền là 45 triệu đồng.
Như vậy, trong 2 đợt kiểm tra đột xuất 10 cơ sở nuôi heo tại phường Long Bình, đoàn kiểm tra đã phát hiện có 4 cơ sở vi phạm sử dụng chất cấm với tổng đàn heo là 1.170 con.
Đoàn Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã yêu cầu các trại trên giữ lại đàn heo và tiếp tục kiểm tra lấy mẫu.
Sau 15 ngày, khi có kết quả xét nghiệm lần 2 không dương tính với chất tạo nạc, heo tại các cơ sở này mới được xuất chuồng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, giá cá tra tụt dốc thảm hại, doanh nghiệp thu mua cá thấp hơn giá thành sản xuất khiến nhiều hộ thua lỗ, treo ao, nợ ngân hàng bạc tỉ. Mặc dù, từ giữa năm 2014, giá cá tra bắt đầu phục hồi, tăng từ 21.000 - 24.000 đồng nhưng số lượng hộ và diện tích, ao nuôi cũng chưa được cải thiện.

Để khắc phục những tồn tại đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”giai đoạn 2014 - 2016 nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH Việt Nam (Công ty CP TH), thuộc Tập đoàn TH – THMilk, công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2013, xã vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển một số đất trồng mía sang trồng rau rồi thành lập tổ hợp tác (THT) Rau an toàn tại 3 thôn Ninh An, Phước Hưng Nam và Thạch Nham Tây, nhưng quy mô, hiệu quả nhất là vùng rau Ninh An.

Tình hình nắng hạn kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay đã gây ảnh hưởng đến năng suất nhiều loại cây trồng của người nông dân trong tỉnh. Mặc dù là loại cây chịu hạn tốt nhưng với người trồng mía trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), địa phương được xem là “thủ phủ” mía của cả tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.