Phát Hiện Một Vụ Sản Xuất Phân Bón Giả Khối Lượng Lớn

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Yên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện vận chuyển và 700 bao phân (tương đương 35 tấn) không đúng xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu phân để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng.
Trước đó, lúc 11 giờ ngày 20/4, tổ công tác của Phòng PC46 phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện xe tải 78C-028.75 do ông Huỳnh Công Thái (SN 1990) ở thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An, Phú Hòa điều khiển chở 200 bao phân bón hữu cơ sinh học tổng hợp (10 tấn) mang nhãn hiệu “Phân hữu cơ sinh học tổng hợp Á Châu BIO, sản xuất tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu phân bón Á Châu, địa chỉ số 177 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh…” nhưng không có hóa đơn chứng từ, chứng nhận chất lượng.
Từ lời khai của tài xế Thái, tổ công tác Phòng PC46 phối hợp với Công an TP Tuy Hòa và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất nguyên liệu làm phân bón và chất xử lý môi trường tại thôn Ngọc Phong, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa, do ông Huỳnh Văn Thế (SN 1972) làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang gia công phân bón hữu cơ sinh học tổng hợp mang nhãn hiệu “Phân hữu cơ sinh học tổng hợp Á Châu BIO” của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu phân bón Á Châu.
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện thêm 500 bao phân hữu cơ tổng hợp (cùng loại nêu trên) vừa được sản xuất, đóng bao bì tại cơ sở này. Chủ cơ sở không cung cấp được giấy tờ gì chứng minh cơ sở được phép sản xuất, gia công loại phân bón này.
Trước đó, Báo Phú Yên có loạt bài phản ánh nhiều người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, Đồng Xuân và một số địa phương khác trong tỉnh mua nhầm phân bón nhãn hiệu Đầu trâu giả. Sau đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Sở NN-PTNT điều tra việc sản xuất, mua bán phân bón trên phạm vi toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Với năng lực sản xuất mỗi ngày cho ra đời từ 15.000-20.000 con gà ta giống, hệ thống khách hàng chằng chịt từ tỉnh Quảng Bình vào đến Nam bộ và Tây Nguyên, anh Lê Minh Dư - GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (Tuy Phước - Bình Định) được giới chăn nuôi trong khu vực đặt cho biệt danh là vua gà ta.

Tại ấp Tân Lợi, Tân Hòa (xã Tân Thanh - Giồng Trôm - Bến Tre), có những con giồng bạt ngàn cây lài. Trước đây, chưa ai dám nghĩ đó là loại cây giúp người nông dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, cây lài trên vùng đất cát giồng đã khẳng định điều đó.