Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)
Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.
Theo đánh giá của các ngành chức năng: Vụ nuôi tôm càng xanh vừa qua, nông dân trong huyện gặp khó khăn, giá thành sản xuất 1 kg tôm thương phẩm tương đương 166.000 đồng, tăng cao hơn so năm trước; tiến độ thu hoạch tôm chậm hơn 1,5 tháng, vì tiêu thụ không dễ dàng như các năm trước; chỉ có một vài thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua tôm với giá giảm hơn từ 40.000 - 50.000 đ/kg so cùng kỳ năm trước…
Từ đó, đã có trên 80 hộ nuôi tôm bị thua lỗ, 20 hộ nuôi hòa vốn hoặc lợi nhuận không cao! Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông phân tích: “Nguyên nhân các hộ nuôi tôm bị thua lỗ chủ yếu là do người nuôi chọn con giống không rõ ràng, chất lượng tôm kém, tỷ lệ tôm sống khi ương nuôi thấp, tôm càng sào nhiều, thời gian nuôi kéo dài, tôm bị hao hụt nhiều, năng suất giảm…
Mặc dù vậy, các nhà khoa học và nhiều người nuôi tôm ở huyện Tam Nông đều tự tin khẳng định: Việc nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa lũ ở huyện Tam Nông hết sức khả quan, triển vọng khai thác tiềm năng về mặt nước trong mùa lũ là rất lớn, đưa vòng quay của đất lên từ 2 đến 3 lần/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Theo ông Nguyễn Sỹ Khánh: Vụ nuôi tôm năm 2013, huyện Tam Nông sẽ phấn đấu mở rộng diện tích mặt ruộng nuôi tôm càng xanh lên 1.000 ha; dự kiến sản lượng đạt 1.700 tấn. Trong đó, có 50% sản lượng tôm đạt tiêu chuẩn XK. Trạm sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ cho người nuôi; đồng thời, phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn GMP, GAP để làm tiền đề cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; thực hiện thí điểm mô hình 120 ha nuôi tôm theo quy trình kỹ thuật 1 vụ lúa, 1 vụ nuôi tôm theo hướng VietGap tại Cù lao Chim, xã Phú Thành B và nhân rộng trong những năm sau.
Huyện Tam Nông đang tăng cường giữ vững và mở rộng vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tôm chất lượng sạch, ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho thị trường XK. Huyện cũng sẽ tăng cường đầu tư vốn để thi công sớm các công trình bờ bao, cống - bọng, hạ thế điện… đồng thời, củng cố và nâng cao năng lực HTX tôm càng xanh Phú Long để phát huy hiệu quả làm đầu mối trong quản lý - tổ chức sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên; tranh thủ sự hỗ trợ vốn đầu tư của tỉnh, huyện và tổ chức thi công hoàn thiện sớm các công trình hạ tầng, bờ bao, cống, lưới điện...
Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông: "Chi phí thức ăn và thuốc thú y - thủy sản cho tôm cao, người nuôi chưa áp dụng tốt kỹ thuật; việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y - thuỷ sản, quản lý môi trường vuông nuôi còn hạn chế; mật độ thả tôm giống dầy, nước lũ về trễ và thấp; khâu quản lý không chặt chẽ, quá trình nuôi một số hộ không tỉa thưa tôm trứng nên dẫn đến năng suất kém, tỷ lệ tôm đạt kích cỡ thấp”.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng tôm chết hàng loạt ở xã Tượng Sơn chưa nguôi thì vài ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) lại điêu đứng vì cá chết.
Với mục đích nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống làm cơ sở bảo tồn các giống heo địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện “Thử nghiệm một số cặp lai giữa heo rừng Thái Lan và heo bản địa tại Gia Lai”.
Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.
Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.
Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.