Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.
Ngày 21/11/2012, Trung tâm đã tổ chức buổi hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối. Tham dự buổi hội thảo có đại diện của Phòng NN&PTNT, Hội nông dân huyện Long Điền, UBND, Hội nông dân xã An Ngãi, thị trấn Long Điền và hơn 30 diêm, ngư dân của xã An Ngãi, thị trấn Long Điền.
Qua tham quan thực tế, đaị diện các đơn vị và bà con diêm, ngư dân đánh giá cao hiệu quả của mô hình.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, cán bộ trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết: Tôm tại các ao nuôi của mô hình có tốc độ phát triển nhanh, không bị bệnh trong suốt quá trình nuôi. Sau khi thả 4 tháng, tôm đạt kích cỡ 50 con/kg, tỷ lệ sống 80%. Được biết, sau buổi hội thảo này chủ mô hình sẽ tiến hành thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt 2,4 tấn/ha. Với giá bán hiện nay là 140.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, hộ nuôi còn lãi khoảng 134 triệu đồng/ha.
Đây là mô hình với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Qua thành công của mô hình Trung tâm sẽ rút kinh nghiệm, hoàn thiện thêm quy trình kỹ thuật để phổ biến cho bà con diêm, ngư dân trong tỉnh có điều kiện tương tự nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.
Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.
Vụ Đông xuân này ở Châu Thành A (Hậu Giang) sẽ thực hiện thí điểm với diện tích nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ở vụ Hè thu. Theo đó, những nơi đất gò, đất manh trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng bắp
Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái... 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.