Phát Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 27-3, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 54 năm thành lập ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2013).
Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù khó khăn về ngư trường, phương tiện đánh bắt nhưng sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng 4% - 5% năm. Nuôi trồng thủy sản trở thành nghề sản xuất có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh. Nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao trên cát, đạt doanh thu 5 - 7 tỷ đồng/1 ha. Năm 2012, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả tỉnh đạt 15.800 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh.
Sau lễ phát động, ngành tổ chức lễ thả 6 tạ cá giống truyền thống các loại nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và đây còn là dịp tuyên truyền đến các tầng lớp người dân về ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Dưới đây là những hình ảnh phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Tuấn Anh 39 tuổi, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) trồng đu đủ cho thu nhập cao.

Đến các xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nhận ra những nét mới ở nơi đây. Ý thức vệ sinh môi trường của bà con các dân tộc vùng cao đã có nhiều chuyển biến, chuồng trại nuôi trâu, bò được che chắn cẩn thận, láng xi măng sạch sẽ, gia súc được di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo tiền đề cho huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngày 24/1, tại xã Bá xuyên, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Sông Công (Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông 2012 nhằm đánh giá năng suất, chất lượng của giống khoai tây Solara, nhập khẩu từ nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Hơn 20 năm phục vụ trong quân đội, vợ chồng cựu chiến binh Võ Văn Chuột và Trần Thị Xuân xuất ngũ trở về xã nhà, ở ấp Phú Lợi A (Phú Kiết, huyện Chợ Gạo) tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất phát triển kinh tế gia đình, quyết tâm xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Từ những dự án hàng triệu đô la bỏ hoang của Công ty Việt - Mỹ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã thuê lại để đầu tư nuôi tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.