Hai mô hình sáng tạo trong nông nghiệp

Tác giả của giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh là nông dân Phạm Văn Đông (phường Phước Hải, TP. Nha Trang).
Hiện nay, vườn mai của ông Đông tại thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân (huyện Cam Lâm) có hàng ngàn cây mai cảnh.
Từ những cây mai già cỗi, bị lãng quên trong các vườn, ông Đông đã mua về chăm bón, phục hồi và làm đẹp bằng cách ghép thêm bộ cánh mới.
Theo ông Đông, đối với cây mai, việc chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ.
Cây ngoài vườn muốn đưa vào chậu phải chọn tiết trời ấm áp, lá bắn đọt non; khi ghép cũng phải đợi cho mai đủ 3 tầng lá, lá già rụng xuống, rễ phát triển ổn định mới tiến hành ghép.
Sau khi ghép, cần theo dõi chặt chẽ việc xử lý thuốc, sâu bệnh, bảo đảm cho cây phục hồi nhanh, bởi giai đoạn này các quá trình sinh lý của cây diễn ra chậm, yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Vườn mai của ông đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tưới, phun thuốc.
Theo ông, một cây mai sau khi ghép cho lợi nhuận gấp 5 lần so với cây mai bình thường.
Nhờ chí thú với nghề, ông thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, 2 năm qua, ông Nguyễn Tấn Lạc (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh) tâm huyết với mô hình trồng ớt bằng trụ.
Dụng cụ trồng ớt của ông gồm một trụ chính làm bằng ống nhựa PVC, xung quanh có khoét lỗ, tầng này cách tầng kia 30cm.
Ông dùng ống PVC loại nhỏ hơn, vát xéo mặt, cắm chéo vào trụ chính, chứa đất trồng lên đến 2/3.
Đất trồng ớt bao gồm: vôi, phân NPK, tro, có trộn ít kali đem ủ một thời gian cho thấm rồi đưa vào ống chính.
Ở giữa ống chính bố trí một ống PVC khác có đục lỗ để dẫn nước và phân.
Ớt được gieo ươm bên ngoài, khi cây đủ độ lớn thì đem cấy vào trong các ống đặt vát.
Một trụ như vậy có thể trồng 9 - 12 cây ớt.
Qua 2 vụ, ông Lạc nhận thấy trồng ớt theo cách này có thể tiết kiệm được nước, đất, phân; cây trồng ít bị sâu bệnh, dễ theo dõi, chăm sóc; khi thu hoạch chỉ cần trải bạt dưới gốc trụ và dùng kéo cắt trái.
Trồng ớt bằng trụ cho sản lượng 4,5 - 5kg/trụ, cao gấp nhiều lần so với cách trồng thông thường.
Có thể bạn quan tâm

XK tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc tăng đã hạn chế sụt giảm XK sang các nước châu Á. Tầng lớp trung lưu đang phát triển tiếp tục là một động lực cho nhu cầu thủy sản toàn cầu.

Các nhà chế biến Trung Quốc dự đoán nhu cầu cá rô phi tăng trong 3 tháng cuối năm 2014, khi các nhà NK Mỹ phải cần dữ trữ thủy sản trước Tết Nguyên Đán. Điều này cũng được nông dân và nhà đóng gói mong đợi.

Một trong những điểm mới nữa trong kỳ xem xét POR9 này là DOC sẽ không cho phép bổ sung hồ sơ và số liệu sau khi đã công bố kết quả điều tra sơ bộ. Do đó, mọi tính toán và số liệu từ các bị đơn phải được cung cấp đầy đủ và chính xác ngay từ đầu.

Khối các quốc gia Bắc Thái Bình Dương có hoạt động khai thác được gọi là PNA, đã đưa ra các biện pháp để duy trì trữ lượng và chia sẻ hạn ngạch khai thác cá ngừ hiện có cho các quốc gia địa phương, chứ không phải là nguồn tài nguyên này được khai thác bởi các quốc gia xa xôi.

Trong việc đấu thầu để giảm sản lượng khai thác các loài cá ngừ quan trọng ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to), Tổ chức Diễn đàn Nghề cá Thái Bình Dương (FFA) đang thử nghiệm Đề án Ngày hoạt động của tàu (VDS).