Những lão nông nuôi hươu
Ông Hoàng Duy Trinh đang chăm sóc đàn hươu
Xóm Bắc Sơn, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An có 224 hộ với 1.076 khẩu.
Bà con ở đây hầu hết là người dân ở huyện Quỳnh Lưu di dân lên lập nghiệp.
Họ mang theo nghề truyền thống là nuôi hươu.
Nhiều lão nông nuôi hươu thành công ở "quê mới".
Nghề nuôi hươu ở xóm Bắc Sơn cũng khá thăng trầm.
Những năm 1990-1991 là thời đại “hoàng kim” của nghề này, mỗi con hươu có giá trị hàng chục cây vàng, nhưng rồi sau đó tuột dốc nhanh đến mức “thịt hươu không bằng thịt heo”.
Tuy vậy, những người dân nơi đây vẫn “chung thủy” với nghề truyền thống và nó đã đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình.
Hươu là con vật dễ nuôi, rất ít dịch bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp nên chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao.
Mỗi ngày, một con hươu chỉ ăn hết khoảng 5kg cỏ hoặc các loại lá dễ kiếm như lá xoan, lá mít, lá sung, rau củ quả.
Khi gần cắt lộc, chỉ cần cho hươu ăn thêm một số chất dinh dưỡng như ngô, lạc, đậu đỗ.
Các cụ cao tuổi trong xóm duy trì nghề nuôi hươu ngoài giá trị kinh tế mang lại còn là một thú vui lúc tuổi già.
Ông Hoàng Duy Trinh, người nuôi hươu lâu năm nhất của xóm Bắc Sơn, vừa được bầu làm trưởng nhóm cho biết, từ tháng 2/2015 từ 4 hội viên ban đầu nay đã tăng lên 9 hội viên.
Đây là “cú hích” để duy trì và thúc đẩy nghề nuôi hươu ở đây phát triển mạnh thêm nữa.
Về hiệu quả kinh tế từ nuôi hươu, ông Trinh chia sẻ mỗi năm 1 cặp hươu đực và cái từ tiền bán lộc nhung và con giống thu được trên dưới 30 triệu đồng.
Hiện tại, xóm Bắc Sơn có 46 hộ đang duy trì nghề nuôi hươu với tổng số 96 con, nhà nuôi nhiều nhất là gia đình ông Hồ Hữu Địa, Bùi Huy Tiến, Hồ Văn Bảo mỗi hộ 6 con, còn lại là từ 1 đến 4 con.
Hàng năm từ nghề nuôi hươu bán lộc và con giống đem về nguồn thu nhập cho xóm Bắc Sơn khoảng 150 triệu đồng.
Ông Hồ Vĩnh Thủy, xóm trưởng xóm Bắc Sơn cho biết, từ hiệu quả kinh tế mang lại cộng với sự hỗ trợ 4 con hươu cái sinh sản và 1 chiếc máy cắt thức ăn của dự án ADDA tài trợ, tin chắc rằng nghề nuôi hươu ở đây sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tới.
Hiện nay tỷ lệ hộ khá giàu của xóm chiếm 53%, hộ trung bình 27%, hộ nghèo chỉ còn 9,6%.
Xóm đã đạt các tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới của xã Tam Hợp.
Dự án nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An (FIGNAHB) được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015 tại hai tỉnh là Nghệ An và Hòa Bình của Việt Nam với ngân sách hỗ trợ là 4.994.507 DKK.
Đối tác là Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình (HBFU) và Nghệ An (NAFU).
Các nhóm nông dân của dự án này đã tham gia chăn nuôi lợn, bò, gà, hươu, và trồng trọt (bí, cam, mía…).
Dự án bao gồm 220 nhóm nông dân (khoảng 5.500 người) được nâng cao năng lực làm sản xuất nông nghiệp, có thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước thoát nghèo.
Mô hình trồng cam theo nhóm ở Cao Phong đã trở thành điển hình trong xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Xã Tân Thịnh (Nam Trực - Nam Định) có 697ha đất canh tác; trong đó HTXDVNN Nam Thịnh được giao quản lý 275ha. Thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML), năm 2011, xã Tân Thịnh là một trong 3 đơn vị được huyện Nam Trực chọn làm điểm xây dựng CĐML với diện tích ban đầu 30ha. Đến nay, qua 3 năm triển khai, mô hình đã phát huy hiệu quả và mở rộng ra toàn xã với tổng diện tích 125ha.
Thông tin từ Phòng Kinh tế huyện Sa Pa (Lào Cai), tổng sản lượng rau, quả các loại của toàn huyện từ đầu năm đến nay đạt 12.325 tấn. Trong đó, chủ yếu là su su 4.200 tấn, bắp cải 850 tấn và sản lượng đậu đỗ, một số loại rau địa phương, như cải xoong, cải ngồng, rau gia vị.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn đạt hiệu quả cao, ngày 16/9, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai nhân rộng cánh đồng mẫu lớn tại ấp 6, xã An Xuyên. Ðây là cánh đồng mẫu lớn thứ 3 được thực hiện trên địa bàn thành phố.
Dưa lưới là loại rau ăn quả quan trọng trong họ bầu bí, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ, Tây Ban Nha… với sản lượng hàng năm trên toàn thế giới khoảng 18 triệu tấn. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu, lai tạo ra được nhiều giống dưa lưới. Tại Việt Nam, do điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm thực vật học nên dưa trồng được chủ yếu ở miền Nam và hiện trồng phổ biến ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…
Sáng 11-9, Phòng Kinh tế TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) tổ chức cho 70 nông dân ở các tổ hợp tác thuộc xã Tân Mỹ Chánh, xã Mỹ Phong và các câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo mô hình VietGAP đi thực tế các mô hình trồng và thu mua bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre.