Phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm bị lỗ vốn

Trong 2 vụ nuôi tôm này, toàn huyện đã thả nuôi 650ha; trong đó có 520ha tôm thẻ chân trắng, 130ha tôm sú.
Nắng nóng kéo dài và xảy ra trên diện rộng, môi trường nước tại nhiều khu vực nuôi tôm trên địa bàn bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn con giống kém chất lượng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển trên tôm nuôi.
Đáng chú ý, trong số diện tích thả nuôi, đã có 107ha tôm bị mắc bệnh hoại tử gan tụy phải thu hoạch non; hơn 25ha tôm thả nuôi được 1 đến 1,5 tháng bị mất trắng.
Do vậy, năng suất thu hoạch bình quân tôm nuôi năm nay ở huyện Tuy An đạt quá thấp, trong đó tôm thẻ chân trắng chỉ đạt 29 tạ/ha, tôm sú đạt 8 tạ/ha.
Do nguồn kinh phí đầu tư cao, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, trong khi đó sản lượng thu hoạch thấp nên có hơn 55% diện tích tôm nuôi trong năm nay ở huyện Tuy An bị lỗ vốn, 30% diện tích huề vốn đầu tư, 15% số hồ nuôi có lãi ở mức thấp.
Hiện nay, huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi không nên đầu tư thả nuôi tôm vụ 3, vì đây là vụ nuôi gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết và tác nhân gây hại trên tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.

Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.