Phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm bị lỗ vốn

Trong 2 vụ nuôi tôm này, toàn huyện đã thả nuôi 650ha; trong đó có 520ha tôm thẻ chân trắng, 130ha tôm sú.
Nắng nóng kéo dài và xảy ra trên diện rộng, môi trường nước tại nhiều khu vực nuôi tôm trên địa bàn bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn con giống kém chất lượng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển trên tôm nuôi.
Đáng chú ý, trong số diện tích thả nuôi, đã có 107ha tôm bị mắc bệnh hoại tử gan tụy phải thu hoạch non; hơn 25ha tôm thả nuôi được 1 đến 1,5 tháng bị mất trắng.
Do vậy, năng suất thu hoạch bình quân tôm nuôi năm nay ở huyện Tuy An đạt quá thấp, trong đó tôm thẻ chân trắng chỉ đạt 29 tạ/ha, tôm sú đạt 8 tạ/ha.
Do nguồn kinh phí đầu tư cao, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, trong khi đó sản lượng thu hoạch thấp nên có hơn 55% diện tích tôm nuôi trong năm nay ở huyện Tuy An bị lỗ vốn, 30% diện tích huề vốn đầu tư, 15% số hồ nuôi có lãi ở mức thấp.
Hiện nay, huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi không nên đầu tư thả nuôi tôm vụ 3, vì đây là vụ nuôi gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết và tác nhân gây hại trên tôm nuôi.
Related news

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.