Bình Phước Xuất Hiện Giống Tiêu Ghép Lạ
Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.
Qua phản ánh của các cơ quan nghiên cứu: Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, gốc ghép trên có những hạn chế như: Chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4, thứ 5 có hiện tượng chân voi và vết ghép từ thời điểm này dễ bị tróc làm chết cây.
Giống tiêu này cũng không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Bình Phước.
Đến hết năm 2013, diện tích hồ tiêu của tỉnh đạt hơn 10 ngàn ha, cho sản lượng trên 25 ngàn tấn. Niên vụ 2012, 2013 và 2014, giá hồ tiêu ổn định, dao động 100-130 ngàn đồng/kg, so các mặt hàng nông sản khác thì giá tiêu lên ngôi. Chính điều này khiến nhiều nông hộ ở Bình Phước đầu tư phục hồi, tái canh và phát triển diện tích hồ tiêu hiện có của gia đình. Chi phí trồng mới 1 ha tiêu khá lớn so trồng mới các loại cây công nghiệp khác. Trong đó, giống có thể lên đến gần 70% chi phí đầu tư.
Thị trường giống tiêu hiện rất phức tạp, khó kiểm soát. Trước những hạn chế của giống tiêu ghép mới (tiêu trầu), chưa rõ nguồn gốc, để tránh thiệt hại khi phát triển và phục hồi các vườn hồ tiêu trong tỉnh theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chưa nên sử dụng giống tiêu ghép nói trên.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ chuyên tâm có mỗi nghề ấp trứng, bằng những kỹ thuật rất riêng, chị Ngô Thị Tuyến, ở thôn Đại Vĩ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội đã trở thành “bà chủ” gà giống thực sự khi cung cấp giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, với doanh thu mỗi năm từ 5-6 tỷ đồng.
Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho rằng, sản xuất thực phẩm hữu cơ (TPHC) đang là xu hướng thời thượng.
Nếu liên kết nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp được triển khai nhịp nhàng, không những không lo nông sản thừa đọng mà còn có thể giúp nông nghiệp Việt Nam cất cánh
7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Bộ Tài chính thông báo quyết định cho phép tạm dừng thực hiện Thông tư số 63, trong đó quy định xuất khẩu sắn lát phải chịu thuế suất 5%.