Phấn Đấu Sản Lượng Thủy Sản Đánh Bắt Đạt 5.800 Tấn Năm 2014

Hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa là 1.900 ha, trong đó diện tích chuyên nuôi 1.422 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác năm 2013 đạt 5.500 tấn. Nhiều nơi có diện tích nuôi thả lớn như Đầm Ao Châu– thị trấn Hạ Hòa; Ngòi Vần - xã Hiền Lương; đầm Chì, đầm Móng Hội xã Lâm Lợi, đầm Chính Công...
Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản của tỉnh, năm 2013 đã có 80 hộ dân của 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia với tổng diện tích gần 500ha, trong đó có hơn 55ha diện tích chuyên nuôi và gần 400 ha diện tích nuôi xen ghép với tổng lượng con giống đã tiếp nhận đưa vào nuôi thả gần 5,5 triệu con.
Chương trình được triển khai đã đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào nuôi thả; qua đó giúp người dân tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu, chủng loại con giống trong chăn nuôi thủy sản, năng suất, sản lượng thủy sản được nâng lên, tạo việc làm cho lao động địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế.
Năm 2014, huyện Hạ Hòa tiếp tục đầu tư thâm canh nuôi trồng các loại thủy sản giống mới có năng suất cao, tập trung ở các xã có diện tích mặt nước lớn, nhiều đầm chiêm trũng, chuyển đổi diện tích lúa thường xuyên bị ngập úng sang nuôi thủy sản.
Huyện có cơ chế hỗ trợ giá giống, con giống có năng suất, chất lượng cao để khuyến khích các hộ dân đầu tư nuôi thả. Hạ Hòa phấn đấu năm 2014 sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác đạt 5.800 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Nhiều năm qua, cây măng cụt được xem là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho trên 400 hộ nông dân ở cù lao Tân Qui, trong đó có gần 100 hộ có thu nhập từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm.

Từ những mô hình của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, những diêm dân ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn chỉ quen với việc làm muối nay đã bắt đầu biết nuôi tôm và họ tự tin về những kế hoạch của mình.