Điểm sáng câu lạc bộ cánh đồng 200 triệu
Nuôi cá chình ít rủi ro, lại thêm dễ tìm đầu ra nên nhiều hộ mở rộng diện tích.
Từ những năm 2010, tình hình sản xuất của nông dân Tân Thành không tập trung, theo kiểu đất ai nấy làm, nên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, chưa tích lũy được kinh nghiệm.
Quá trình sản xuất còn nhỏ lẻ, không có sự liên kết, chia sẻ thông tin, cây trồng vật nuôi chưa đa dạng, vì thế lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.
Qua nhiều năm tìm hướng đi cho vật nuôi thế mạnh ở Tân Thành là con cá chình, cá bống tượng, những nông dân tiên phong và thành công từ mô hình này như: Nguyễn Hữu Ánh, Hứa Ngọc Thám, Trần Văn Dự, Nguyễn Quốc Cuôl...đã đề xuất thành lập CLB, nhằm tạo điều kiện cho nông dân liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Tháng 8/2012, CLB Cánh đồng 200 triệu đồng/ha/năm ở Khóm 1, phường Tân Thành được thành lập, gồm 12 thành viên, với diện tích 20,4ha; chủ yếu là nuôi cá chình, cá bống tượng, trồng cây ăn trái và rau màu.
Thành viên của câu lạc bộ hầu hết có thâm niên trên 10 năm nuôi cá, số hầm nuôi ngày càng được mở rộng, vì thế hộ nào cũng đầu tư máy cắt thức ăn và giải quyết việc làm cho lao động.
4 năm hoạt động, CLB có những chuyển biến khá rõ nét về quy mô, năng suất, chất lượng được nâng lên, được sự đồng tình hưởng ứng cao của cán bộ, hội viên, nông dân.
Mỗi hội viên đều nêu cao ý thức phát triển kinh tế gia đình bằng việc khai thác hết tiềm năng, lợi thế, không để đất trống.
Ngoài nuôi cá chình, cá bống tượng, các tổ viên còn tận dụng đất xung quanh bờ ao trồng cây ăn trái, rau màu để tăng thu nhập trong thời gian chờ thu hoạch cá.
Năm 2014, diện tích nuôi cá chình 11,2ha, cá bống tượng 3ha, tổng sản lượng ước đạt trên 22 tấn, tổng nguồn thu từ trên 7,5 tỷ đồng, lãi gần 2,7 tỷ đồng.
Riêng diện tích cây ăn trái, rau màu 6,2ha, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình nuôi cá chình, bống tượng, trồng rau màu, cây ăn trái ngày càng đạt hiệu quả, minh chứng qua mức lợi nhuận hàng năm đều tăng: Năm 2012 đạt 200 triệu đồng/ha, năm 2013 là 233 triệu đồng/ha, năm 2014 lợi nhuận tăng lên 240 triệu đồng/ha.
Nhiều ngôi nhà của thành viên được xây dựng khang trang, tạo sự sung túc cho ngoại thành.
Chủ tịch Hội Nông dân TP.Cà Mau, ông Phan Tấn Lực cho biết, xã Tân Thành và phường Tân Thành là hai địa phương có phong trào nuôi cá chình, bống tượng khá mạnh ở thành phố.
Nông dân biết phát huy thế mạnh, khai thác tiềm năng, lợi thế để vực dậy kinh tế nông nghiệp vùng ngoại thành.
Nơi đây đã xuất hiện mô hình điểm cánh đồng 50 triệu đồng/ha, tiến tới cánh đồng 100 - 200 triệu đồng/ha.
Điểm nổi bật ở các CLB là nông dân thật sự đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
Thông qua mô hình liên kết nhau trong sản xuất, CLB Cánh đồng 200 triệu đồng đã khai thác tốt tiềm năng nội lực; mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.
Năm 2014, 100% thành viên CLB đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Diện tích cây ăn trái, rau màu 6,2ha, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/năm.
Một trong những người nuôi cá chình, cá bống tượng đầu tiên ở địa phương là ông Nguyễn Hữu Ánh.
Ông là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền và năm nay được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, và cũng là Chủ nhiệm CLB Cánh đồng 200 triệu đồng.
Giải thích cho tên gọi của CLB, ông Ánh tính chi ly: “Trong vòng 1 năm, trên 1ha đất canh tác, mỗi hộ thành viên phải có thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên mới đạt yêu cầu”.
Qua hơn 4 năm hoạt động, CLB đã có những cách làm hiệu quả khi thống nhất kỹ thuật lấy nước, chọn mua cá giống và cách chăm sóc ao đầm...
Riêng gia đình ông Ánh, chỉ có 3ha đất, tổng nguồn thu hơn 1 tỷ đồng/năm, từ 24 hầm cá chình, bống tượng và các loại rau màu, cây ăn trái trồng trên bờ ao.
Thành công trên lĩnh vực sản xuất, các thành viên CLB tham gia tốt công tác xã hội, Đền ơn đáp nghĩa, xóa nghèo ở địa phương.
CLB đã giúp 4 hộ dân ngoài CLB tiền vốn để mua cá mồi, con giống, cây trồng, trị giá 26 triệu đồng.
Mỗi thành viên nhận giúp đỡ từ 5 - 9 hộ gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật; đặc biệt là tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho hơn 90 nông dân có nhu cầu về kỹ thuật nuôi cá, trồng rau màu…
Nhờ cách làm bài bản, hiệu quả, CLB Cánh đồng 200 triệu của nông dân Tân Thành trở thành “địa chỉ” thu hút nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
CLB được UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, UBND thành phố, Hội Nông dân thành phố tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm thử nghiệm ở nhiều tỉnh Nam Bộ, mới đây biện pháp kỹ thuật tổng hợp “1 phải, 5 giảm” đã được Cục Trồng trọt công nhận là tiến bộ kỹ thuật (TBKT) mới trong SX lúa ở nước ta.
Nguyên nhân chính khiến dịch tai xanh bùng phát ở hàng loạt các tỉnh phía Bắc với số lượng lợn chết lên tới hàng nghìn con là do các địa phương đang thiếu vaccin trầm trọng để tiêm phòng cho đàn lợn.
Chọn trứng tốt từ những đàn gà đã trưởng thành, khỏe mạnh, không có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Trứng phải đạt khối lượng 60-70g/quả, hình trái xoan cân đối, vỏ chắc, bóng mịn, không bị dập nứt; không chọn những quả có vết bẩn của phân hay máu; không rửa hay lau chùi vết bẩn trên vỏ để tránh mất phấn (màng bảo vệ); khi soi qua ánh sáng hoặc đèn thấy lòng đỏ gọn và sẫm màu. Thu trứng ngay sau khi đẻ đem cho ấp luôn là tốt nhất. Nếu phải để lại thì xếp vào khay nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát (nhiệt độ trong phòng không được quá 25độC sẽ giữ trứng được 3-5 ngày; nếu cao hơn 25độC, chỉ nên giữ trong 2 ngày rồi đem vào ấp, không được để lâu).
Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được kết quả khả quan.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT một số huyện, thành phố đang thực hiện một số mô hình nuôi thuỷ sản như nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng an toàn sinh học tại xã Tư Mại, Tiến Dũng (Yên Dũng), xã Nghĩa Hồ, Thanh Hải (Lục Ngạn) với diện tích 1 ha; nuôi cá chim trắng theo hướng an toàn sinh học tại xã Yên Mỹ (Lạng Giang) và nuôi cá trắm đen trong ao tại xã Thái Sơn (Hiệp Hoà) với diện tích 0,5 ha.