Phân bón Lâm Thao tăng năng suất cây chè

Nhu cầu về điều kiện đất đai
Chè (Camellia sinensis O.Kuntze) là cây công nghiệp có chu kỳ kinh tế dài, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Diện tích chè gieo trồng ở Việt Nam năm 2013 đạt 129.100 ha, trong đó chè SXKD 115.800 ha, năng suất bình quân đạt 7,97 tấn búp tươi/ha.
Chè là loại cây có rễ ăn nông, đất trồng càng có nhiều mùn càng tốt, độ dày tầng đất ít nhất phải > 60 cm, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước.
Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5,0 - 5,5; pH > 6 thì không nên trồng chè vì khi pH > 7 thì chè có thể bị chết, pH < 4 thì chè phát triển rất kém.
Cây chè được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch với mật độ khoảng 10.000 hốc/ha. Tuy nhiên, đất trồng chè đa số chỉ có tầng canh tác dày 50 - 70 cm, hiếm khi trên 1 m.
Lượng mưa tập trung theo mùa làm cho đất bị rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa; còn mùa khô thì hạn hán trầm trọng, thậm chí ngay vào thời điểm mùa mưa cây chè vẫn bị hạn do đất dốc không giữ được nước.
Một yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh để phát huy tiềm năng giống và chất lượng sản phẩm là sử dụng phân bón hợp lý.
Bón phân cho cây chè (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2)
+ Bón lót: Sau khi làm đất kỹ, xẻ rãnh, rạch hàng với độ sâu của rãnh 40 - 50 cm, rộng 40 - 50 cm, đáy 30 - 35 cm. Phân hữu cơ 0,7 - 1,0 tấn và 20 - 25 kg NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao.
+ Bón cho chè 1 tuổi: Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5 Lâm Thao với liều lượng 12 - 14 kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7. Mỗi lần bón 6 - 7 kg.
+ Bón cho chè 2 tuổi: Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5 Lâm Thao với liều lượng 24 - 28 kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7. Mỗi lần bón 12 - 14 kg. Thời kỳ và cách bón như bón cho chè 1 tuổi.
+ Bón phân hữu cơ theo chu kỳ: 5 năm bón 1 lần cho chè kinh doanh. Cách bón: Cày 2 xá cày trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón xuống rãnh 0,7 - 1,0 tấn hữu cơ rồi lấp kín. Thời kỳ bón tháng 11 hoặc tháng 1.
+ Bón phân vô cơ cho chè kinh doanh: Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 2 hoặc 3, tháng 5 hoặc 6 và tháng 8 hoặc 9.
Nếu bón NPK theo tỷ lệ và liều lượng 240 N, 130 P2O5, 160 K2O cho 1 ha theo quy trình tiêu chuẩn ngành và sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3) từ 22 - 27 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 - 6) từ 22 - 27 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 - 9) từ 18 - 24kg.
+ Bón phân cho một số giống chè mới
- Đối với giống Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền tại Phú Hộ (Phú Thọ) với tổng lượng bón N + P2O5 + K2O = 300 kg/ha và trên nền 20 tấn phân chuồng/ha.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho giống chè (tuổi 4) Shan Chất Tiền là 3:1:2 để SX chè đen và cho giống Phúc Vân Tiên để SX chè xanh.
Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3) từ 16 - 18 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 - 6) từ 16 - 18 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 - 9) từ 13 - 15 kg.
Còn phân chuồng bón 0,7 - 0,8 tấn/sào vào tháng 11 hoặc tháng 1.
- Đối với giống chè LDP1 và LDP2 ở đầu thời kỳ kinh doanh (tuổi 3 - 4) thì tỷ lệ 3:1:1,5 và liều lượng NPK (kg/ha) là 120 N + 40 P2O5 + 60 K2O.
Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3) từ 12 - 14 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 - 6) từ 12 - 14 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 - 9) từ 9 - 11 kg.
- Đối với giống chè LDP1 và LDP2 ở thời kỳ kinh doanh đạt năng suất 10 -11 tấn/ha thì tỷ lệ 3:1;1 và liều lượng NPK (kg/ha) là 300 N + 100 P2O5 + 100 K2O.
Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 10.5.5-3 với liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3) từ 38 - 40kg.
Bón lần 2 (tháng 5 - 6) từ 38 - 40 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 - 9) từ 30 - 32 kg.
- Đối với giống chè PH8 đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha ở Phú Hộ thì tỷ lệ 3:1:1 với lượng 35 kg N/tấn sản phẩm và liều lượng NPK (kg/ha) là 350 N + 120 P2O5 + 120 K2O.
Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 10.5.5-3 với liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3) từ 44 - 46 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 - 6) từ 44 - 46kg.
Bón lần 3 (tháng 8 - 9) từ 35 - 37 kg.
Chúc nông dân trồng chè sử dụng phân bón Lâm Thao theo “4 đúng” gồm đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp để đạt năng suất và chất lượng chè cao.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối tháng 7, các vùng quê huyện Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) đang vào mùa thu hoạch bơ. Nông dân rất phấn khởi vì vụ bơ năm nay được mùa, cho thu nhập cao.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã nuôi thả 15.567ha, trong đó nuôi nội đồng 9.410ha, nuôi mặn lợ 6.159ha.

Ngành chăn nuôi tỉnh Hà Nam hiện có tổng đàn khoảng hơn bốn triệu con gia cầm và 450 nghìn con lợn; hơn 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, công suất hàng triệu tấn/năm. Ðể chăn nuôi có hiệu quả, mới đây UBND tỉnh Hà Nam đã có chủ trương thực hiện mô hình cung ứng thức ăn gia súc, gia cầm đến tận các hộ chăn nuôi với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) Hà Nam, bước đầu mang lại nhiều lợi ích.

Hiện nay, có 4 loài cá lóc được người dân nuôi phổ biến là: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Ophiocephalus microphetes), cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp) và cá lóc nhím (cá lóc lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề).

Trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, ngư dân ở 5 xã ven đầm Ô Loan (Tuy An - Phú Yên), có thu nhập cao từ khai thác tôm đất tại đầm này.