Hiệu Quả Của Công Nghệ Phun Tưới Tự Động
Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.
Vài năm trước, với mô hình thí điểm trên diện tích vài hecta, đến nay một bộ phận nông dân ở Lý Sơn đã không ngừng đầu tư sử dụng phương pháp phun tưới tiên tiến này. Giờ đây, trên khắp các cánh đồng ở Lý Sơn, dễ dàng nhận thấy những vòi nước nhấp nhô khắp mặt ruộng, nước phun trắng xóa.
Bóng dáng hàng chục nông dân với những vòi nước kéo lê trên ruộng để tưới nước cho cây trồng từ lúc nửa đêm cho đến chập tối không còn nữa. Hầu hết diện tích đất canh tác ở Lý Sơn hiện nay dùng phương pháp phun tưới tự động đều do người dân tự đầu tư. Trên nhiều cánh đồng lớn như đồng Sũng (ở thôn Tây, An Vĩnh), đồng Mô (ở thôn Đông, An Hải)... nông dân chủ yếu sử dụng hệ thống phun tưới này.
Với những hiệu quả mang lại rất thiết thực, giúp nông dân giảm bớt khó khăn, nhưng để đầu tư hệ thống phun tưới tự động có chi phí không ít. Mỗi sào đất cần khoảng 4 -5 triệu đồng để lắp đặt. Việc đầu tư này tương đối lớn, tuy nhiên hiệu quả mang lại không nhỏ. Một nông dân ở xã An Vĩnh tính toán, trước đây, với 5 sào đất trồng hành tỏi, gia đình ông phải vận động cả nhà đi tưới nước suốt ngày.
Mỗi tuần tưới 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút cho một sào. Còn bây giờ, chỉ một người là có thể tưới hết diện tích. Thời gian tưới chỉ trong vòng 15 phút là xong một sào ruộng. Với việc tiết kiệm được thời gian tưới nên tiền nhiên liệu để mua dầu chạy máy bơm cũng giảm đi nhiều.
Ở Lý Sơn có khoảng hơn 300ha đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích ít ỏi này đã được nông dân xen canh, thâm canh với tầng suất rất lớn. Do vậy, nguồn nước tưới cho sản xuất những năm gần đây luôn là vấn đề nan giải. Xuất phát từ khó khăn về nguồn nước và tăng tính hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất ít ỏi, nông dân Lý Sơn dần tiếp cận và sử dụng thiết bị phun tưới tự động ngày càng phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần phát triển ngành nông nghiệp với các cây trồng chủ lực là hành và tỏi, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm trên đảo.
Sự chủ động của nông dân Lý Sơn trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng. Với những hiệu quả trước mắt và lâu dài do công nghệ phun tưới tự động mang lại, nông dân Lý Sơn rất cần sự quan tâm hỗ trợ vốn của Nhà nước để tiếp tục đầu tư hệ thống phun tưới tự động này.
Có thể bạn quan tâm
Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ra Thế giới, tăng 52,03% so với năm 2014.
Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.
Gạo bao thai của HTX Thương mại dịch vụ và Sản xuất (TMDV&SX) nông - lâm - thuỷ sản Tuấn Hùng, xã Dực Yên (HTX Tuấn Hùng, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.
Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá tại Thủy Nguyên, đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.