Thực Hiện Cánh Đồng Liên Kết Trên 50.000 Ha

Theo thống kê, trong năm 2013 tỉnh Đồng Tháp thực hiện mô hình cánh đồng liên kết đạt trên 51 ngàn ha, tăng gần 50.000ha so với năm 2010 (1.467ha).
Sản lượng lúa từ những cánh đồng này được các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ góp phần cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn được ổn định, bền vững. Việc sử dụng cùng 1 giống lúa đã tạo được vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung với số lượng lớn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm trong cánh đồng với giá cao hơn thị trường 100 - 150 đồng/kg.
Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.

Thực hiện phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, ngành Thuỷ sản Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.