Phân bón Phú Mỹ giúp người trồng cà phê tăng thu nhập
Cty CP PB và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (thành viên Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) vừa phối hợp với TT Khuyến nông tỉnh Gia Lai, Cty TNHH MTV Iagrai tổ chức tổng kết mô hình sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trên cây cà phê niên vụ năm 2015 tại xã Iahrung, Iagrai, Gia Lai.
Dự hội thảo có đại diện PVFCCo cùng lãnh đạo các ban ngành địa phương cùng hơn 100 đại biểu là CBCNV nông trường Iagrai, nông dân sản xuất giỏi đến từ 3 xã, thị trấn thuộc huyện Iagrai.
Theo TTKN Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1 ha được bón bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ gồm: Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, mùa mưa không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ có nhiều ưu điểm nên cây vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Tham quan vườn cà phê cho năng suất cao nhờ bón phân Phú Mỹ
Như vậy, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân Phú Mỹ tăng thêm thu nhập được 7 triệu đồng/ha cho nông dân.
Nhờ thế, người dân hiện đang rất yên tâm tin dùng các sản phẩm phân bón Phú Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin này lan sang Cà Mau thế là ghe câu mực chuyển nghề. Ðáng nói là từ mức chào giá ban đầu ngất ngưởng gần 1 triệu đồng/kg, nay banh lông rớt xuống chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Do chỉ duy nhất một đầu ra là thương lái Trung Quốc khiến giá cả con banh lông bấp bênh.
Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.
Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.