Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặt lọp lươn mùa lũ

Đặt lọp lươn mùa lũ
Ngày đăng: 21/09/2015

Ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng, anh Sang đi dỡ lọp lươn dính từ 2 - 3kg.

Với 50 cái lọp, mỗi ngày hai Tài đặt dính từ 2 - 3kg lươn giống. Lươn bằng đầu đũa, được bạn hàng mua giá cao, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày hai Tài bỏ túi ngót nghét 300.000 đồng.

Trong chuyến “săn” lương đồng xa, anh Sang còn rủ bà con trong xóm theo cùng hỗ trợ nhau đặt lọp trên đồng lũ.

“Ngoài trực tiếp bán lươn cho bạn hàng, tui còn xây bồn nuôi để bán trong dịp Tết. Nhờ đặt lọp lươn và nuôi lươn mà gia đình tui có của ăn của để và sắm tivi, tủ lạnh trong nhà…”, hai Tài khoe.

Dậy sớm, “đề phòng” bị người khác dỡ lọp trộm

Cánh đồng xã Hòa Lạc (Phú Tân) đang xả lũ, nhiều dân nghèo tranh thủ đem lọp ra đồng đặt lươn.

Theo dân “săn” lươn, do lũ năm nay nhỏ, nguồn lươn giảm, nên rất được giá. Lươn loại I, cỡ 250gram/con, có giá từ 180.000 - 220.000 đồng/kg; lươn giống loại 15 - 40 con/kg, có giá 150.00 - 180.000 đồng/kg.

Tranh thủ thời gian, anh Sang cùng hàng xóm chạy xe chạy dọc theo các tuyến đê đặt lọp và mang lươn về kịp bán phiên chợ sáng.

Anh Nguyễn Văn Sang, ngụ xã Phú Thành (Phú Tân) đặt 80 cái lọp lươn trên cánh đồng xã Hòa Lạc cho hay:

“Nước lũ vừa chụp đồng, tôi đặt dính nhiều lươn giống lắm. Nghề này cũng dễ làm, chỉ cần mua tre, dây chì về đan thành lọp, rồi lấy cua đồng lặt đôi làm mồi là “dụ” được lươn. Mỗi cái lọp dính từ 2 - 5 con lươn giống, hôm nào “trúng mánh” lươn to, kiếm được vài trăm ngàn như chơi”.

“Chiến lợi phẩm” sau một đêm đặt lọp. Lươn nhỏ đem bán cho người nuôi, lươn lớn đem cân cho bạn hàng.

Phiên chợ sáng chợ biên giới Tịnh Biên, huyện đầu nguồn An Phú, và thị xã Tân Châu khá đông dân theo nghề hạ bạc đem lươn đi bán. Lươn lớn họ cân cho bạn hàng, còn lươn “đỉa” thì bán lại cho người nuôi.

Nguồn lươn giống đang khan hiếm. Để có nguồn lươn giống nuôi, người nuôi phải đặt hàng trước từ những hộ đặt lọp.

Dân theo nghề đặt lọp lươn luôn rày đây mai đó. Lúc thì đặt lọp ở đồng nhà, lúc thì đặt lọp đồng xa. Khi con nước rút, họ quay về chốn cũ, cuộc mưu sinh cứ loay hoay theo con nước.


Có thể bạn quan tâm

Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.

07/06/2013
Chưa Tận Dụng Nguồn Nguyên Liệu Trồng Nấm Chưa Tận Dụng Nguồn Nguyên Liệu Trồng Nấm

Hàn Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam về trồng nấm, tạo doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, trong khi VN sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu quý, chỉ cần sử dụng 10 - 15% nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp sẽ sản xuất được 1 triệu tấn nấm, doanh thu trên 1 tỷ USD.

29/07/2013
Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Trà Vinh Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Trà Vinh

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

05/09/2013
Nuôi Thử Chim Trĩ Nuôi Thử Chim Trĩ

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

08/06/2013
Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.

29/07/2013