Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân bón nội chịu sức ép lớn

Phân bón nội chịu sức ép lớn
Ngày đăng: 05/08/2015

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, cả nước XK 454,5 nghìn tấn phân bón các loại, đạt 159,4 triệu USD, giảm 17,9% về lượng và giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Campuchia dù là thị trường nhập khẩu phân bón từ Việt Nam nhưng 6 tháng qua, thị trường này nhập khẩu giảm đến 38,8% về lượng và giảm 37,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường XK lớn thứ hai là Hàn Quốc cũng giảm 5,26% về lượng.

Ông Lê Quốc Phong- Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền- đơn vị XK phân bón lớn sang Campuchia- cho biết: So với cùng kỳ năm ngoái, lượng XK phân bón của công ty sang ở Campuchia đã giảm khoảng 10%. Nguyên nhân do thời tiết Campuchia bị hạn hán kéo dài dẫn tới việc canh tác gặp khó khăn, nhu cầu phân bón giảm. Tại thị trường Myanmar, lượng XK vào thị trường này không tăng do lạm phát rất cao, biến động tỷ giá lớn.

Ngoài thị trường XK bị thu hẹp, các doanh nghiệp phân bón trong nước còn gặp khó do chính sách thuế mới. Từ ngày 1/1/2015, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ khâu nhập khẩu đến khâu sản xuất, thương mại. Vì vậy, toàn bộ thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu và các dịch vụ khác để sản xuất phân bón sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất. Điều này làm tăng giá thành sản xuất phân bón trong nước, giảm khả năng cạnh tranh.

Nhận định về thị trường phân bón trong nước hiện nay, ông Bùi Thế Chuyên- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)- cho rằng: Với diễn biến của thị trường phân bón như hiện nay, cùng với việc giá phân bón giảm sâu trong khi chi phí vận tải không giảm; sản xuất cung vượt cầu… doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, trong đó có Vinachem sẽ phải đối mặt với nhiều sức ép.

Một trong những thách thức lớn nhất là việc phân urê đang phải cạnh tranh với hàng giá rẻ nhập khẩu. Phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá bán thấp đã khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước khó tiêu thụ hàng hóa. Việc tăng nguồn cung cũng khiến thị trường bị bão hòa, tiêu thụ phân bón khó khăn hơn.

Trước thực tế này, các doanh nghiệp đã phải chủ động ứng phó. Ông Nguyễn Đức Ninh- Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc- cho hay: Nhà máy đã tiết giảm chi phí tối đa để sản phẩm có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại nhập từ Trung Quốc. Còn theo đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, công ty vừa ký kết hợp đồng đại lý phân phối Đạm Cà Mau với đối tác tại Campuchia, khẳng định chiến lược mở rộng thị trường sang khu vực này. nt

Theo ước tính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2015, thuế GTGT không được khấu trừ đã làm tăng chi phí của các đơn vị sản xuất phân bón là 373,6 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

30 tấn vải thiều đã chinh phục thị trường khó tính Australia 30 tấn vải thiều đã chinh phục thị trường khó tính Australia

Ngày 29/6, tại thành phố Melbourne (miền Nam Australia) đã tưng bừng diễn ra “Ngày Vải thiều Việt Nam.”

30/06/2015
Cảnh báo tình trạng loạn giá yến sào trên thị trường Cảnh báo tình trạng loạn giá yến sào trên thị trường

Tình trạng giá cả hỗn loạn, chất lượng phập phù đã đẩy người sử dụng yến sào vào cảnh vừa ăn, vừa lo rằng liệu mình có ăn phải sản phẩm kém chất lượng hay không...

30/06/2015
Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm

Nhập khẩu dừa của Việt Nam vào Đài Loan chiếm tới 85% tổng giá trị nhập khẩu dừa của thị trường này trong năm 2013 và 2014.

30/06/2015
Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát

Ngày 29.6, Bộ Tài chính đã thông báo: Gần đây, Bộ Tài chính có nhận được công văn kiến nghị của một số doanh nghiệp và qua thông tin trên một số báo phản ánh khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện áp dụng chính sách thuế xuất khẩu sắn lát 5%.

30/06/2015
 Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất

Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm ca cao đang rất cao, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đây là cơ hội lớn cho ngành ca cao Việt Nam, cần đầu tư cải thiện về “chất” từ sản xuất cho đến chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu.

30/06/2015