Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, cơ quan chủ trì dự án là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành điều tra khảo sát cơ cấu đàn dê của 40 hộ dân tại 2 xã triển khai dự án; Chọn lọc đàn dê cái, mua dê đực giống thuần; Nhập 12 dê đực lai trong đó có 6 dê đực lai ¾ máu Boer (Boer x BT) và 6 dê đực lai F1 (Boer x BT); Xây dựng được 8 mô hình nuôi dê địa phương thuần và 10 mô hình dê lai trong đó 05 mô hình dê lai ½ máu Boer, 05 mô hình nuôi dê lai ¾ máu Boer.
Các mô hình triển khai đạt 100% kế hoạch. Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật do dự án chuyển giao nên đàn dê trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt đã đẻ được 259 dê con trong đó có 169 con dê lai, 90 dê địa phương. Kết quả bước đầu các hộ dân tham gia dự án khẳng định trọng lượng dê con từ mô hình dự án cao hơn hẳn so với giống dê địa phương.
Kết quả của dự án mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có trong tự nhiên để chăn nuôi dê, góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến từ ngày 1/8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại 3 loại quả cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.