Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đúng Cách

Cần Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đúng Cách
Ngày đăng: 13/08/2013

Hiện nay, phong trào trồng rau màu đang phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Chị H, người trồng rau màu ấp 4, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, chị vẫn biết rau mới xịt thuốc hôm trước, hôm sau thu hoạch thì dư lượng thuốc độc còn nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng; nhưng nếu để thuốc phân huỷ hết theo hướng dẫn thì rau cải quá lứa không bán được. Còn không bón phân, xịt thuốc dưỡng, lá bị cằn, có sâu, người tiêu dùng không mua.

Chạy theo lợi nhuận

Ngoài thuốc trừ sâu, nhiều người còn ngâm, phun phân đạm vào rau cải hôm trước, hôm sau mang ra chợ bán. Đó là cách làm cho rau cải tươi non, tăng ký.

Một thương lái chuyên thu mua rau cải cho biết, khi thu hoạch bông súng, sau đó cột lại thành bó, đem gài xuống ao đìa khoảng 10 phút, nước thấm đầy vào các lỗ sẽ tăng gần một phần ba trọng lượng. Với cách làm này không ai bàn tới chuyện nước sạch hay nước bẩn.

Anh Nguyễn Văn Đen, một trong những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng rau ở ấp Kinh Đứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết, hầu hết các loại rau cải, củ, quả dù ngắn hay dài ngày anh đều sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật.

Trước đây cây đậu bắp và cây đu đủ rất dễ trồng, không sâu bệnh, còn bây giờ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc. Nhưng sử dụng thuốc phải đúng với sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Anh lý giải, do sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, quá liều lượng nên tiêu diệt các loại côn trùng có lợi, sâu bệnh phát triển ngày càng nhiều.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật và ban quản lý các chợ kiểm tra, lấy 10 mẫu rau, củ, quả đang bán tại các chợ để kiểm nghiệm các chất cấm. Qua kiểm tra có đến 5 mẫu rau không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Phan Kim Loan, phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ, chị rất lo cho việc ăn uống hiện nay bởi hầu hết các loại nông sản đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ trông chờ vào lương tâm của người bán và người sản xuất.

Rau an toàn khó bán

Ông Nguyễn Quốc Toản, ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, than thở: Tình trạng rau sạch giá rẻ, khó cạnh tranh đang xảy ra ở nhiều nơi. Không ít hộ trồng rau an toàn sau nhiều năm đeo bám đã nản lòng do hiệu quả không cao.

Do thị trường rau, củ, quả hỗn tạp, người tiêu dùng không phân biệt được đâu là rau “sạch” và rau “không sạch” nên chưa tin tưởng vào rau sạch.

Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tích cực cho việc sản xuất nông, lâm sản an toàn, thiếu vùng quy họach và xây dựng thương hiệu rau, củ, quả an toàn.

Chính vì thế, hàng nông sản an toàn được tiêu thụ với giá không cao hơn so với sản phẩm không bảo đảm an toàn./.

Kỹ sư Trần Văn Đồi, Trung tâm Giống thuộc Sở NN&PTNT, cho biết, sau khi phun một loại thuốc hoặc bón vào đất thì thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cây một lượng nhất định.

Sau khi phun 5 - 10 ngày, lượng thuốc bám trên lá và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thời tiết làm thuốc phân huỷ.

Càng xa ngày phun thuốc thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp.


Có thể bạn quan tâm

Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

16/07/2014
Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

24/02/2014
Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

16/07/2014
Mất Cơ Hội Xuất Khẩu Vì... Nguyên Tắc Mất Cơ Hội Xuất Khẩu Vì... Nguyên Tắc

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.

25/03/2014
Hai Hai "Mảng Màu" Rau Xuân Đà Lạt

Rau xanh Đà Lạt thu hoạch trước và sau Tết Giáp Ngọ khoảng 20 ngày, phần lớn đều giảm giá liên tục; chỉ tăng giá một vài loại rau sản lượng không đáng kể. Hai “mảng màu” rau xuân Đà Lạt đang đặt ra việc thay đổi “nông lịch” gieo trồng sao cho phù hợp hơn với thị trường.

24/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.