Phân Bón Kém Chất Lượng Vẫn Chiếm Tỷ Lệ Cao

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.
Vấn đề phân bón kém chất lượng đã được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh trong báo cáo của cơ quan này ngày 7-1. Báo cáo dẫn kết quả kiểm tra phân bón tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình gần đây cho thấy có đến 66 trong tổng số 117 mẫu phân bón (gồm 86 mẫu phân bón gốc và 31 mẫu phân bón lá) không đạt, chiếm 56,4%; trong đó có 46 mẫu phân bón gốc và 20 mẫu phân bón lá.
Ngoài ra, tại 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình và Ninh Bình, đoàn của Cục Trồng trọt đã kiểm tra ở 32 đại lý/cửa hàng, kết quả cho thấy có 43/125 mẫu (chiếm 34,4%) không đạt một hoặc một số chỉ tiêu chất lượng.
Theo một nghiên cứu về chính sách quản lý phân bón của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón và số chủng loại phân bón được các doanh nghiệp đăng ký sử dụng và bán trên thị trường khoảng 5.000 sản phẩm khác nhau.
Theo Ipsard, vào những năm 80 của thế kỷ 20 số lượng các chủng loại phân bón trên cả nước chỉ có khoảng 10 loại nhưng nay con số đó tăng gấp 500 lần. Như vậy, trung bình mỗi năm cả nước có hàng trăm sản phẩm phân bón mới đã ra đời.
Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân là do hệ thống văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân bón nhiều nhưng lại chồng chéo, cản trở lẫn nhau nên góp phần gia tăng tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn ở mức trên 50% số mẫu được kiểm tra trong những năm qua.
Trong nghiên cứu nói trên, ông Lê Đức Thịnh và bà Lê Thị Phi Vân, hai chuyên gia về nghiên cứu phân bón của Ipsard đã dẫn ra 32 văn bản pháp luật về hàng giả, bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…. nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất.
Vì thế, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ - CP về quản lý phân bón trong đó đưa ra những tiêu chí về sản xuất, kinh doanh phân bón. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-2-2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.

Cách đây 4-5 năm trước, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú (TS) hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới, tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn, nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL. Dù vậy, các chuyên gia ngành tôm cho rằng, nông dân không nên ồ ạt thả nuôi TTCT để tránh tình trạng "đụng hàng, rớt giá" và TS vẫn còn thị trường tiêu thụ tốt.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.

Gần một tuần nay, giá lúa đông xuân bất ngờ giảm sâu 200 - 500 đồng/kg, thương lái chấp nhận bỏ tiền cọc khiến nông dân điêu đứng...