Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phải Kỹ Lưỡng Trong Việc Trồng Ca Cao

Phải Kỹ Lưỡng Trong Việc Trồng Ca Cao
Ngày đăng: 27/02/2014

Tại Hội thảo “Giới thiệu công nghệ sản xuất nông sản an toàn và bảo vệ môi trường” được tổ chức mới đây ở thị xã Gia Nghĩa, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã cho rằng, Đắk Nông có những lợi thế lớn trong việc trồng cây ca cao.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nông dân phải kỹ lưỡng trong mọi công đoạn sản xuất ca cao thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với Giáo sư xung quanh vấn đề này.

P.V: Thưa giáo sư, ông nói Ðắk Nông có lợi thế lớn để phát triển trồng cây ca cao, nhưng cây trồng này cũng rất khó tính ?

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Thứ nhất là về đất đai, Ðắk Nông có nguồn đất đỏ ba zan dồi dào, trong đó có thành phần cơ giới trung bình nhẹ, độ PH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày từ 1- 1,5m dễ thoát nước, nhưng đồng thời cũng có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Thứ hai là về khí hậu, nhìn chung nền khí hậu của Ðắk Nông khá lý tưởng cho cây ca cao với nền nhiệt độ trung bình năm khoảng 15-20 0C, độ ẩm khoảng 80- 85%, lượng mưa bình quân khoảng 1500 mm/ năm.

Tuy nhiên, ca cao là cây trồng hết sức “khó tính”, nên nông dân cần phải hết sức kỹ lưỡng trong mọi công đoạn. Thứ nhất là về chọn giống, tôi khuyên bà con nên trồng cây ghép. Một số giống phổ biến hiện nay như: TÐ2, TÐ3, TÐ8. TÐ14 đảm bảo được cả về sạch bệnh, năng suất cao, còn cây thực sinh từ hạt thì có rẻ hơn, nhưng lại rất rủi ro.

Về chăm sóc, thì điểm lưu ý nhiều nhất là cây ca cao  đòi hỏi phải che gió, che bóng. Ðiều này nói là khó, nhưng thật chất với điều kiện sản xuất nông nghiệp của Ðắk Nông thì không khó. Vì nông dân hoàn toàn có thể áp dụng cách thức trồng xen trong vườn cà phê, điều. Ðặc biệt, hiện nay toàn tỉnh có hàng ngàn héc ta điều cho năng suất thấp thì việc trồng xen  ca cao vào là giải pháp tối ưu.

Chỉ cần sau 3 năm trồng, bà con đã có thể cho thu nhập cả hai loại sản phẩm điều và ca cao. Về kỹ thuật bón phân, nông dân trong tỉnh cũng phải học bón cho ca cao đúng cách, nó cần nhiều dinh dưỡng, trong đó kali là cao nhất, phải cân đối giữa các yếu tố về đa, trung và vi lượng.

Cách thu hoạch ca cao cũng không dễ, nhiều người thu quả chưa đủ độ chín, thì dinh dưỡng trong hạt không cao. Việc dùng tay vặt quả cũng không đúng cách, nông dân phải dùng dao, kéo để cắt cuống. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày. Sản phẩm ca cao bán có được giá hay không cũng tùy thuộc nhiều ở giai đoạn chế biến ban đầu tại hộ gia đình.

P.V: Hiện nay, nhiều nông dân Ðắk Nông trồng ca cao cho thu nhập cao, nhưng không ít người vẫn  không “mặn  mà”, thậm chí chặt bỏ để trồng cây khác. Vậy giáo sư có lời khuyên nào cho bà con không?

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Theo khảo sát của tôi thì nhiều hộ coi ca cao là cây dễ trồng, không chú ý vào bón phân, chăm sóc nên không cho năng suất cao, dẫn đến chán nản, chặt bỏ. Cây ca cao chỉ cho năng suất cao khi được trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật và đầu tư phân bón, nước tưới đầy đủ. Mỗi ha trồng xen có thể cho từ 1,5- 2 tấn hạt, thậm chí có nhiều hộ ở huyện Ðắk Mil còn đạt 3 tấn.

Nếu tính giá bán khoảng 40.000 đồng/ kg, sau khi trừ chi phí cũng có lãi khoảng 70- 90 triệu đồng/năm, thậm chí cao hơn nữa. Vì vậy, nếu bà con có thể trồng được ca cao với năng suất cao, chất lượng hạt tốt thì thị trường hết sức rộng mở, giá thế giới luôn có xu thế tăng.

Hiện nay, tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm ca cao làm thức uống trên thế giới còn rất lớn. Nhưng theo tính toán đến nay diện tích ca cao trên cả nước mới chỉ khoảng 1.400 ha, phần lớn trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long; trồng trong các vườn cây công nghiệp ở vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên.  Do đó, bà con nên chú trọng phát triển để làm giàu cho gia đình.

Bộ Nông nghiệp- PTNT cũng đã cho phép các cơ quan chuyên ngành tiến hành xây dựng quy hoạch về ca cao trên cả nước, phấn đấu đến năm 2015 đạt diện tích 60.000 ha và đến năm 2020 đạt 80.000 ha. Phấn đấu năng suất bình quân là 18 tạ/ ha, sản lượng khô 108.000 tấn, hạt ca cao xuất khẩu đạt 86.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu từ 100- 120 triệu USD/ năm. Theo Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nhu cầu chế biến và tiêu thụ ca cao của thế giới tăng từ 3-4%/năm (tương đương 100.000-120.000 tấn).

P.V: Xin cảm ơn giáo sư!


Có thể bạn quan tâm

Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

31/05/2013
Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

09/10/2012
Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

01/06/2013
Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

16/10/2012
Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Xuân, Làm Vụ Mùa Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Xuân, Làm Vụ Mùa

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

27/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.