Peru Tiếp Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Nga
Theo Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru (MINCETUR), 18 công ty thủy sản Peru đã được phép XK thủy sản sang thị trường Nga, sau khi chính phủ Nga quyết định cấm NK thực phẩm từ EU và Mỹ.
Tuần trước, ông Gustavo Otero, đại sứ Peru tại Nga và ông Serguei Dankvert, người đứng đầu Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã có buổi nói chuyện nhằm mục đích đánh giá nhu cầu thị trường cho các sản phẩm mà Nga có nhu cầu và đã được EU và Hoa Kỳ cung cấp trước đây. Trong cuộc họp này, Nga quan tâm đến việc NK thủy sản đông lạnh, trái cây, rau, củ và các sản phẩm sữa.
XK thủy sản của Peru sẽ phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn của Nga và các nước thuộc Liên minh Hải quan, bao gồm Belarus và Kazakhstan. Theo số liệu của SNI, trong năm 2013 tổng giá trị XK thủy sản của Peu sang Nga đạt hơn 16 triệu USD.
MINCETUR cho biết, các quan chức hai nước sẽ tiếp tục làm việc để đưa các công ty khác vào danh sách các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản cho Nga.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.
Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…
Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.
Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.
Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.