Peru Tiếp Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Nga
Theo Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru (MINCETUR), 18 công ty thủy sản Peru đã được phép XK thủy sản sang thị trường Nga, sau khi chính phủ Nga quyết định cấm NK thực phẩm từ EU và Mỹ.
Tuần trước, ông Gustavo Otero, đại sứ Peru tại Nga và ông Serguei Dankvert, người đứng đầu Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã có buổi nói chuyện nhằm mục đích đánh giá nhu cầu thị trường cho các sản phẩm mà Nga có nhu cầu và đã được EU và Hoa Kỳ cung cấp trước đây. Trong cuộc họp này, Nga quan tâm đến việc NK thủy sản đông lạnh, trái cây, rau, củ và các sản phẩm sữa.
XK thủy sản của Peru sẽ phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn của Nga và các nước thuộc Liên minh Hải quan, bao gồm Belarus và Kazakhstan. Theo số liệu của SNI, trong năm 2013 tổng giá trị XK thủy sản của Peu sang Nga đạt hơn 16 triệu USD.
MINCETUR cho biết, các quan chức hai nước sẽ tiếp tục làm việc để đưa các công ty khác vào danh sách các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản cho Nga.
Related news
Tận dụng nguồn rơm sẵn có ở địa phương, sau khi thu hoạch lúa Hè thu, nhiều hộ dân ở Trường Long A, Tân Hòa, Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, mua rơm về chất nấm. Thời điểm này, bà con bắt đầu thu hoạch nấm, năm nay nấm rơm có giá cao, nên hộ nào trồng nấm năng suất thấp cũng có lời.
Sáng 13/8, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, đã đưa đối tượng Nguyễn Thị Hằng My (26 tuổi, ngụ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và chồng là Lê Trọng Nghĩa (44 tuổi, ngụ tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) về trụ sở Công an thành phố để làm rõ hành vi và mục đích trồng cây cần sa trái phép.
Những năm gần đây, chùm ngây là loại cây rau mới được một số hộ nông dân Hưng Yên mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân cần thận trọng trong việc nhân rộng diện tích loại cây trồng này bởi hiện nay đầu ra cho sản phẩm này vẫn còn tương đối bấp bênh.
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm do thị trường xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu xuất khẩu yếu.
Nghệ An là một trong số ít địa phương có nguồn dược liệu phong phú, quý hiếm được Viện Dược liệu ghi nhận. Tuy nhiên, một thời gian dài nơi đây xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt cây dược liệu, đem bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt, trong khi nhập thuốc đông y về với giá “cắt cổ”, chất lượng không kiểm soát được.