Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Pakistan Là Thị Trường Nhập Khẩu Chè Lớn Nhất Của Việt Nam

Pakistan Là Thị Trường Nhập Khẩu Chè Lớn Nhất Của Việt Nam
Ngày đăng: 29/11/2014

Bộ Công Thương dự kiến năm 2014, xuất khẩu chè Việt Nam có thể đạt sản lượng 140.000-145.000 tấn với kim ngạch ước đạt 245 triệu USD. Trong đó, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.

Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại thị trường này cho thấy, sản lượng chè Pakistan nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng nhanh sau từng năm.

Với dân số gần 200 triệu người, cùng văn hóa uống trà truyền thống lâu đời, Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại quốc gia này.

Trong những năm trở lại đây, Pakistan luôn giữ vị trí là đối tác nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch bình quân về giá trị đạt trên 40 triệu USD/năm, chiếm trên 20% tổng sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.

Để thúc đẩy đưa mặt hàng chè Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Pakistan, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như các buổi giao lưu trực tuyến nhằm khắc phục sự thiếu thông tin, giúp doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc ban đầu, khắc phục rủi ro về khách hàng, chi phí đi lại...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các đoàn giao thương, đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, hội thảo nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và quảng bá thương hiệu chè Việt Nam đến thị trường Pakistan nói riêng và các thị trường nước ngoài nói chung.

Theo ông Đỗ Quang Huy, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), mặc dù là một trong những thị trường lớn nhưng do nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về thiếu thông tin thị trường, doanh nghiệp chè Việt Nam khó tiếp cận và có những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan.

Bên cạnh đó, chè Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Vì vậy, ông Đỗ Quang Huy cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần có sự liên kết mạnh hơn với người nông dân ngay từ khâu trồng để đảm bảo sản phẩm có chất lượng từ nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nếu không tự nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín, doanh nghiệp sẽ tự bị sàng lọc và đào thải trong quá trình giao thương.

Để cập nhật thêm thông tin, doanh nghiệp cần hạn chế tìm kiếm và giao dịch với khách hàng qua các trang mạng quốc tế mà cần tìm hiểu thông tin chính thống từ trang Website: www.vietnamexport.com, www.moit.gov.vn của Bộ Công Thương, các thương vụ, đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại và đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư thích đáng về đào tạo nguồn nhân lực như trang bị ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về đặc thù văn hóa và tôn giáo thị trường sở tại và nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, nhất là về quy định xuất nhập khẩu nhằm tránh rủi ro khi xuất khẩu sang các thị trường.

Theo thống kê sơ bộ 11 tháng qua, xuất khẩu chè của cả nước ước đạt 121.000 tấn, với giá trị khoảng 206 triệu USD; trong đó, 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan và Nga đều có mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72976/pakistan-la-thi-truong-nhap-khau-che-lon-nhat-cua-viet-nam.htm#.VHlpSY0cTDc


Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".

27/08/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản 7 Tháng Đầu Năm Và Triển Khai Kế Hoạch 5 Tháng Cuối Năm 2014 Nuôi Trồng Thủy Sản 7 Tháng Đầu Năm Và Triển Khai Kế Hoạch 5 Tháng Cuối Năm 2014

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết Nuôi trồng thủy sản (NTTS) 7 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 5 tháng cuối năm 2014.

27/08/2014
Sóc Trăng Nuôi Tôm Ngoài Khung Lịch Thời Vụ Phải Đảm Bảo Các Điều Kiện Quy Định Sóc Trăng Nuôi Tôm Ngoài Khung Lịch Thời Vụ Phải Đảm Bảo Các Điều Kiện Quy Định

Theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp vụ nuôi tôm nước lợ hàng năm kết thúc vào 31/7, nhưng hiện người nuôi vẫn thả giống đối với các địa bàn có điều kiện thuận lợi.

27/08/2014
Tiền Giang Làm Giàu Từ Tiền Giang Làm Giàu Từ "Vàng Trắng" Ở Vùng Biển Gò Công

Khoảng thập niên 1990, con nghêu không biết từ nơi đâu đã xuất hiện tại bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) nhiều vô số kể. Từ đó, nơi đây đã hình thành, phát triển mạnh nghề nuôi nghêu thương phẩm. Cũng chính nhờ “lộc trời cho” này mà nhiều người dân nơi đây đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên khá giàu.

27/08/2014
Bệnh Lở Mồm Long Móng Tái Xuất Bệnh Lở Mồm Long Móng Tái Xuất

Theo số liệu của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, trên cả nước có 9 tỉnh ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên đã xảy ra dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc. Hiện tại, bệnh LMLM cũng đã xuất hiện trên đàn gia súc của BR-VT.

27/08/2014