Pakistan Là Thị Trường Nhập Khẩu Chè Lớn Nhất Của Việt Nam
Bộ Công Thương dự kiến năm 2014, xuất khẩu chè Việt Nam có thể đạt sản lượng 140.000-145.000 tấn với kim ngạch ước đạt 245 triệu USD. Trong đó, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.
Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại thị trường này cho thấy, sản lượng chè Pakistan nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng nhanh sau từng năm.
Với dân số gần 200 triệu người, cùng văn hóa uống trà truyền thống lâu đời, Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại quốc gia này.
Trong những năm trở lại đây, Pakistan luôn giữ vị trí là đối tác nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch bình quân về giá trị đạt trên 40 triệu USD/năm, chiếm trên 20% tổng sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.
Để thúc đẩy đưa mặt hàng chè Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Pakistan, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như các buổi giao lưu trực tuyến nhằm khắc phục sự thiếu thông tin, giúp doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc ban đầu, khắc phục rủi ro về khách hàng, chi phí đi lại...
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các đoàn giao thương, đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, hội thảo nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và quảng bá thương hiệu chè Việt Nam đến thị trường Pakistan nói riêng và các thị trường nước ngoài nói chung.
Theo ông Đỗ Quang Huy, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), mặc dù là một trong những thị trường lớn nhưng do nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về thiếu thông tin thị trường, doanh nghiệp chè Việt Nam khó tiếp cận và có những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan.
Bên cạnh đó, chè Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Vì vậy, ông Đỗ Quang Huy cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần có sự liên kết mạnh hơn với người nông dân ngay từ khâu trồng để đảm bảo sản phẩm có chất lượng từ nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nếu không tự nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín, doanh nghiệp sẽ tự bị sàng lọc và đào thải trong quá trình giao thương.
Để cập nhật thêm thông tin, doanh nghiệp cần hạn chế tìm kiếm và giao dịch với khách hàng qua các trang mạng quốc tế mà cần tìm hiểu thông tin chính thống từ trang Website: www.vietnamexport.com, www.moit.gov.vn của Bộ Công Thương, các thương vụ, đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại và đại sứ quán các nước tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư thích đáng về đào tạo nguồn nhân lực như trang bị ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về đặc thù văn hóa và tôn giáo thị trường sở tại và nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, nhất là về quy định xuất nhập khẩu nhằm tránh rủi ro khi xuất khẩu sang các thị trường.
Theo thống kê sơ bộ 11 tháng qua, xuất khẩu chè của cả nước ước đạt 121.000 tấn, với giá trị khoảng 206 triệu USD; trong đó, 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan và Nga đều có mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72976/pakistan-la-thi-truong-nhap-khau-che-lon-nhat-cua-viet-nam.htm#.VHlpSY0cTDc
Related news
Trước xu thế nông dân hướng đến nuôi tôm thẻ chân trắng và nâng cấp quy trình nuôi bán thâm canh tăng nhanh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã tổ chức chuyến khảo sát vùng nuôi tôm trên địa bàn và nhất quán quan điểm chỉ đạo sản xuất vụ nuôi tôm năm 2014
Gần 50 hộ dân nuôi cá bè trên sông Trà (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt.
Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng thủy sản khô và đông lạnh đang có chiều hướng sản xuất và tiêu thụ ổn định. Theo Cục Thống kê, tôm thẻ đông lạnh được xuất nhiều sang Nhật, Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc với gần 3.200 tấn. Mặt hàng mực ống tươi đông lạnh cũng được xuất sang những nước Anh, Đức, Ý, Nhật, Hàn... với con số xấp xỉ mặt hàng tôm đông lạnh. Cho thấy, thế mạnh thủy sản xuất khẩu của Bình Thuận là hai mặt hàng trọng điểm này.
Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.
Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.