Bưởi Năm Roi Có Chiều Hướng Tăng Diện Tích - Cam Sành Được Mùa, Giá Giảm
Trong khi nhiều nhà vườn chạy theo phong trào trồng cây cam sành vì hiệu quả kinh tế cao thì ông Trần Văn Tiền, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, Châu Thành (Hậu Giang) vẫn đeo bám cây bưởi Năm Roi.
Hiện nay, 400 gốc bưởi Năm Roi của gia đình ông Trần Văn Tiền đã được 7 năm tuổi, cho thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí còn gần 300 triệu đồng. Hiện tại, ông đang xử lý bưởi Tết Nguyên đán, ước khoảng từ 8-10 tấn trái. Kết quả trên là ông biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất như cắt nhánh, tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi, thường xuyên theo dõi tình hình sâu đục trái tấn công và có biện pháp phòng trị kịp thời.
Được biết, huyện Châu Thành có khoảng 1.400ha bưởi Năm Roi và diện tích này đang có xu hướng tăng trở lại, sau khi cây cam sành phải đối mặt với dịch bệnh tấn công.
Hiện nay, giá cam sành thương lái mua tại vườn chỉ còn từ 8.000-10.000 đồng/kg, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, có nơi chưa đến 8.000 đồng/kg do chi phí vận chuyển, còn tại các vựa là khoảng 11.000 đồng, giảm 7.000 đồng so với tháng trước. Nguyên nhân giá cam sành giảm được một số nhà vườn cho biết, hiện nay đang bước vào vụ thu hoạch rộ lại đụng hàng với mùa vụ nhiều loại trái cây khác.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin trên một số báo, thì những ngày này, tại tỉnh Đồng Nai, nhiều thương lái đang ồ ạt thu mua trái sầu riêng non để xuất sang Trung Quốc.
Nhiều ngày gần đây, các loại rau màu trên địa bàn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) liên tục tăng giá, nông dân rất phấn khởi.
Đây là một thành công lớn và có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đối với ngành Thú y Việt Nam.
Hình ảnh những người nông dân buồn thiu bên “núi” dưa hấu ở Quảng Nam, hay cả cánh đồng hành tím không có địa chỉ tiêu thụ… được báo NNVN đăng tải đầu tiên. Và, cũng từ đó, một làn sóng truyền thông chính thống cũng như các mạng xã hội đồng loạt kêu gọi cộng đồng ủng hộ nông dân.
Thị trường xuất khẩu gạo trong thế bế tắc và vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam đang rơi vào “bẫy” gạo phẩm cấp thấp của Trung Quốc.