Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi
Sau nhiều năm trông coi trang trại nuôi trùn quế ở huyện Đông Hòa, ông Tùng đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Gần đây, ông mở trang trại nuôi trùn quế ở khu phố 1, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) với diện tích 500m2. Trang trại của ông được làm đơn giản hơn những trang trại khác, chủ yếu che bằng bạt và tôn xi măng.
Ông tận dụng những cây tre để lợp mái, rồi phủ bạt lên mái và các cạnh của ô nuôi trùn để trùn có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Ông Tùng cho hay, lúc đầu ông mua phôi giống và ấu trùng tại Công ty TNHH Sao Xanh ở thôn Nam Bình, xã Hòa Xuân Tây (huyện Đông Hòa) với giá 8.000 đồng/kg phôi giống và 100.000 đồng/kg ấu trùng.
Sau thời gian cấy nuôi, trùn phát triển rất tốt. Thức ăn chính của trùn là rơm rạ, rau… và đặc biệt là phân của các loài động vật ăn cỏ như: trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi... Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân trong phân quá cao, trùn ít ăn, nên trước khi cho trùn quế ăn, phải ủ nó với các loại phân khác. Cứ cách 3 ngày thì người nuôi cho ăn, tưới nước cho trùn một lần và kiểm tra độ ẩm trong đất.
“Muốn thử đất có đủ độ ẩm hay không, người nuôi hốt một nắm phân vắt trên tay; nếu thấy nó như chén xôi in thì đủ độ ẩm, nếu rã ra thì thiếu độ ẩm, còn nếu vắt thấy chảy nước là dư độ ẩm”, ông Tùng phân tích.
Trang trại của ông Tùng hiện có 7 người trông coi với 3 ô nuôi trùn, mỗi ô rộng khoảng 150m2. Trùn quế sau khi nuôi 1 tháng có thể thu hoạch. Trong 3 ô nuôi có 1 ô nuôi thúc để lấy thành phẩm, mỗi tháng thu được hơn 300kg trùn. Đối với 2 ô còn lại, mỗi tháng lấy trùn một lần, khoảng 150kg trùn với giá là 80.000 đồng/kg trùn tươi. Trùn quế được cung cấp cho người nuôi tôm giống và tôm post ở huyện Đông Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và một số tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Định.
Ban đầu, ông Tùng bỏ ra 20 triệu đồng để mở trang trại, sau 1 năm nuôi trùn quế, trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi tháng ông thu về 12 triệu đồng (tương đương 144 triệu đồng/năm). Sắp tới, ông dự kiến mở trang trại với quy mô rộng 1.000m2 cũng tại phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Không chỉ có thu nhập từ trùn quế, ông Tùng còn bán phân trùn quế. Ông Tùng cho biết, phân trùn quế bán cho các hộ dân ở làng rau Ngọc Lãng (TP Tuy Hòa) để bón rau với giá 2 triệu đồng/tấn
Theo kỹ sư Huỳnh Văn Vũ, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư TP Tuy Hòa, nuôi trùn quế cần vốn đầu tư thấp, nhưng cho giá trị kinh tế cao. Nhờ nuôi trùn quế, ông Hà Xuân Tùng đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, tạo việc làm cho một số người khác.
Có thể bạn quan tâm
Đúng như nhận định của nhiều nhà vườn, thị trường nông sản năm nay vẫn là một ẩn số khó “dò”. Bên cạnh những nông sản “được giá”, đầu ra ổn định thì một số loại trái cây khác như dâu xanh, dâu vàng, thậm chí măng cụt, chôm chôm dù mới vào mùa đã có dấu hiệu “rớt giá”.
Thị xã Ngã Bảy đang chuẩn bị ra mắt xã nông thôn mới (NTM) cuối cùng và trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.
Nhà nước cần có các cơ chế bảo vệ doanh nghiệp như chỉ cho phép doanh nghiệp có vùng nguyên liệu được xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với nông dân...
Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.
Không may mất đi một cánh tay, nhưng anh Nguyễn Văn Ngô (44 tuổi, trú khu phố Vĩnh Phước, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) đã vượt khó làm giàu nhờ nỗ lực cá nhân, sự hỗ trợ của gia đình và tổ chức hội.