Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 5 địa phương

Cụ thể, tỉnh Sơn La 50.000 liều vắc xin dịch tả lợn và 10.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; tỉnh Nghệ An 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min; tỉnh Quảng Trị và tỉnh Bình Thuận mỗi tỉnh 10.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; tỉnh Quảng Nam 10.000 lít hóa chất sát trùng Han - Iodine.
Việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hoá chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Từ tháng 5/2015, nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng tại Bắc Bộ và Trung Bộ và đặc biệt gay gắt liên tục duy trì ở khu vực từ Nghệ An đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Thuận, do ảnh hưởng của nắng nóng, khô hạn kéo dài dẫn tới thiếu nguồn thức ăn, nước uống cho đàn gia súc, gia cầm đã tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, phát sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2010, gia đình chị Hương chuyển 400 m2 đất vườn trồng rau ngót sang trồng ổi ngọt Đài Loan. Từ 20 cây ổi ban đầu, giờ trong vườn của gia đình chị đã có trên 100 gốc. Giống ổi này phát triển nhanh, thời gian thu hoạch dài (khoảng 4 - 5 tháng/năm), hiếm khi bị sâu bệnh.

Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt – Nga, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại VN cho biết Nga đang có chính sách tăng cường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Thêm vào đó, lệnh cấm lệnh cấm nhập hoa quả từ EU đã thúc đẩy Nga trở về với thị trường Châu Á.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị bàn giải pháp khai thác, xuất khẩu cá ngừ do Bộ NN&PTNT tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo, các cơ quan liên quan, doanh nghiệp thủy sản, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, diễn ra ngày 13-9 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.